Dân Việt

Phải làm gì khi có nguy cơ phơi nhiễm HIV?

Bảo Linh (tổng hợp) 24/10/2016 14:17 GMT+7
Trong công việc, cuộc sống chúng ta rất dễ có nguy cơ phơi nhiễm HIV nếu sơ ý giẫm phải kim tiêm hay bị kẻ xấu đe dọa, tấn công bằng kim tiêm hoặc các vật dụng có thể gây tổn thương và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm HIV. Vậy phải làm gì khi bạn có nguy cơ phơi nhiễm HIV?

Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ

Nếu bạn vô ý giẫm phải kim tiêm khiến da chảy máu thì trước hết hãy rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Sau đó, bạn nên để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn. Tiếp theo hãy rửa kỹ vết thương bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút. Lưu ý rằng bạn tuyệt đối không được hoảng loạn nặn, bóp máu ở vết thương.

Trong trường hợp bạn bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt thì hãy nhanh chóng rửa miêm mạc mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong vòng 5 phút.

Tương tự, khi bị phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi cần phải: Rửa mũi, súc miệng bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% nhiều lần.

img

Ảnh minh họa. I.T

Bước 2: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

Nguy cơ phơi nhiễm được chia làm 3 cấp độ:

Nguy cơ cao: Tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều; Máu và các dịch tiết của người có HIV bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.

Nguy cơ thấp: Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít; Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương , viêm loét.

Không có nguy cơ:  Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương.

Bước 3: Nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiến hành các thủ tục khám và xét nghiệm về mức độ phơi nhiễm HIV. Điều trị phơi nhiễm bằng thuốc kháng virus HIV (ARV)