Dân Việt

Xác người chết ươm mầm sống mới trong vũ trụ?

Đăng Nguyễn - Daily Mail 29/10/2016 05:55 GMT+7
Xác người chết có thể tạo nên mầm sống mới cho hành tinh khác trong vũ trụ ở điều kiện thích hợp, nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho biết.

img

Hình ảnh phi hành gia ngoài vũ trụ.

Theo Daily Mail, các nhà khoa học cho rằng, xác người chết hoàn toàn có thể cung cấp mầm sống cho hành tinh khác.

Trong điều kiện “lý tưởng”, cơ thể người chết cần phải vượt qua bầu khí quyển Trái đất để ra ngoài vũ trụ, đem đến cho các hành tinh xa xôi các loại vi khuẩn và thậm chí là các yếu tố khởi nguồn cho sự sống.

Một số trường hợp cụ thể đã chỉ ra, vi khuẩn xuất hiện trên xác người chết có thể sống sót trong môi trường không gian, đặc biệt là hành tinh như sao Hỏa, nhà vi sinh vật Gary King đến từ Đại học bang Louisiana nói trên tạp chí Thiên văn học.

Nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về sự sống của các loài vi khuẩn trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. King nói việc vi khuẩn tồn tại trong môi trường không gian là hoàn toàn có thể. “Chúng tôi đưa vi khuẩn ra khỏi lớp băng vĩnh cửu, chúng tôi nhắc đến những loại sinh vật sống từ một triệu năm trước trong tình trạng ngủ đông”, King trả lời tạp chí Thiên văn học.

King nói thêm: “Ngay cả trong chuyến đi tới đâu đó, như sao Hỏa, vi khuẩn trong cơ thể người chắc chắn sẽ vẫn sống. Vi khuẩn như Deinococcus radiodurans có thể tồn tại ở môi trường có lượng nước ít ỏi và bức xạ ion hóa cao”.

img

Vi khuẩn có thể sống sót và sinh sôi trên sao Hỏa.

Nhưng để đưa được vi khuẩn đến hành tinh khác cần tới 3 yếu tố: bảo vệ thi thể, lưu trữ và thời gian vận chuyển tử thi. Xác chết có thể sẽ được tàu vũ trụ đưa ra ngoài không gian và phải đảm bảo vi khuẩn có thể phát tán ra khi hạ cánh xuống hành tinh khác.

Bên cạnh đó, vi khuẩn sẽ cần phải được lưu giữ trong môi trường trên mức nhiệt độ đóng băng để tiếp xúc với nước hoặc đóng băng hoàn toàn. Kịch bản thứ hai được các nhà nghiên cứu tính đến nhiều hơn vì “vũ trụ giống như một chiếc máy làm lạnh khổng lồ”.

Vi khuẩn tốt nhất là nên hạ cánh xuống đâu đó trong hệ Mặt trời. Bởi hành trình ngoài không gian sẽ khiến cho thi thể người càng nhiễm bức xạ vũ trụ, dẫn đến đột biến trong DNA và RNA, theo tạp chí Thiên.

Du hành đến một hành tinh xa như Proxima Centauri càng khiến cho vi khuẩn khó có khả năng sống sót. “Tôi không nghĩ đây là điều bất khả thi. Chỉ cần một trong số lượng lớn vi khuẩn tồn tại trong cơ thể người đến được điểm cuối hành trình”, King nói.

Ngay cả khi số vi khuẩn này chết hết trong hành trình ngoài không gian, các nhà khoa tin rằng sự sống mới vẫn có thể xuất hiện ở điều kiện hoàn hảo. “Khi đó các phân tử thoát ra từ xác chết của phi hành gia sẽ đem đến những thành phần bổ sung cho sự sống ở hành tinh mới”, Jack Szostak, giáo sư di truyền của Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) chia sẻ.