Theo các phương tiện truyền thông Nga, Hãng sản xuất máy bay Tupolev của Nga sẽ chịu trách nhiệm phát triển loại máy bay ném bom chiến lược trên để thay thế các máy bay T-95 và T-160. Mô hình thiết kế máy bay mới cũng chỉ gồm có một cánh, tính năng cận âm và được trang bị hệ thống tàng hình chống radar.
Theo Đại tướng Valeriy Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga cho biết, PAK DA sẽ bắt đầu triển khai chế tạo máy bay mới trong năm 2014. Sau đó, kế hoạch sản xuất hàng loạt loại máy bay mới này sẽ bắt đầu từ năm 2020. Một nguồn tin chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, PAK DA sẽ trang bị tất cả các loại vũ khí có độ chính xác cao đang được phát triển, bao gồm cả vũ khí siêu thanh cho máy bay mới.
Trước đó, theo ông Boris Obnosov, Tổng Giám đốc hãng Tekhnicheskoe Raketnoe Vooruzhenie cũng thông báo, một loại tên lửa siêu thanh sẽ được sản xuất cho các máy bay ném bom mới. Các tên lửa này chính thức sẽ ra lò hàng loạt vào năm 2020. Thời gian này cũng trùng hợp với việc sản xuất hàng loạt máy bay ném bom mới.
Mô hình máy bay ném bom chiến lược mới ban đầu PAK DA hướng tới sẽ là loại máy bay cận âm, nhỏ gọn, mang theo tên lửa, có tính năng tàng hình chứ không phải là loại máy bay siêu thanh có khả năng thâm nhập vào hệ thống phòng không nhờ vào tốc độ.
Sự lựa chọn này của Nga căn cứ thực tế các giải pháp kỹ thuật không cho phép phát triển một máy bay ném bom tàng hình tương đối lớn có tốc độ siêu thanh. Mặt khác, máy bay cận âm nhỏ gọn mang theo tên lửa siêu thanh lại rất thích hợp. Đây cũng là lí do mà người Mỹ từ bỏ B-1 siêu âm quay sang mô hình B-2.
Tuy nhiên, ngoài những nét tương
đồng bên ngoài giữa B-2 và máy bay ném bom của PAK DA hướng tới thì còn vô số
khác biệt bên trong. Trong đó Nga mong muốn sẽ có một hệ thống chiến đấu tinh
vi và mạnh hơn B-2 của Mỹ. Điều này cũng được Nga chứng minh tương tự khi chế
tạo T-144 hơn hẳn Concorde, hay Su-27 hơn hẳn F-15.
>> Pháo khủng chống vệ tinh của TQ chỉ để... dọa người?
Các chuyên gia Nga cho rằng,
người Mỹ mắc “món nợ” đối với nhà khoa học Liên Xô Pyotr Ufimtsev, người đã đưa công nghệ tàng hình vào máy bay chiến đấu-ném bom. Sau đó năm 1975,
Hãng Lockheed đã nhận một bản dịch từ bài viết của Ufimtsev trong đó có tính
toán về phản xạ của chùm tia radar theo hai chiều. Thuật toán này đã gợi mở
việc phát triển máy bay tàng hình lẩn trốn màn hình radar. Chính Alan Brown người đứng đầu chương trình tàng hình đầu tiên của Không quân Mỹ vào năm 1978 đã thừa nhận đóng góp này của Ufimtsev.
>> Việt Nam cải tiến thành công tàu đổ bộ Mỹ
Từ những tự hào
như vậy, giới chuyên gia Nga đề nghị hợp đồng theo chương trình PAK DA phải cho ra đời một loại máy bay ném bom tầm xa không chỉ
dừng lại ở việc tương tự như B-2 của Mỹ.