Nhật Bản vốn nổi tiếng với những Samurai huyền thoại. Những thanh kiếm chính là “linh hồn của Samurai” (đề cập trong tác phẩm “Bushido: The Soul of Japan” xuất bản năm 1899 của Nitobe Inazo).
Trong đó tác giả viết về nghệ nhân rèn kiếm, những người luyện kiếm trước khi bắt đầu công việc phải làm cho tâm hồn được thanh tẩy, có thế họ mới kết nối linh hồn và tinh thần mình.
Có thể nói nghệ nhân luyện kiếm chính là người tạo nên linh hồn cho thanh kiếm, nó ám ảnh người sở hữu và tạo nên sức mạnh cho các Samurai.
“Tuyệt thế ma kiếm” Muramasa – Thanh kiếm được mọi Samurai thèm khát.
Trong số những bậc thầy luyện kiếm mà danh tiếng vang dội gắn liền với các Samurai, nghệ nhân Muramasa Sengo chính là nhân vật nổi tiếng nhất. Ông trở thành biểu tượng của kỹ nghệ rèn kiếm và văn hóa Nhật.
Ông sống trong thời Muramachi (giữa thế kỷ 14 và thế kỷ 16) là học trò thiên tài của nghệ nhân rèn kiếm lừng danh Okazaki Goronyudo Masamne .
Nhưng ông là người điên rồ và bạo lực, thanh kiếm mà ông luyện ra cũng mang tính cách bạo ngược của chủ nhân. Biến chúng thành những “thanh kiếm quỷ dữ” nhưng lại được mọi Samurai thèm khát.
Thanh kiếm Muramasa (còn gọi là “Quỷ kiếm Muramasa”) có chiều dài 70,9 cm, rộng 2,4 cm, chuôi lại chỉ ngắn (14,5 cm). Sự sắc bén và vẻ đẹp vẫn được giữ gần như nguyên vẹn tới ngày nay.
Những thanh kiếm của ông có một đặc trưng riêng biệt đó là sử dụng hiệu ứng gương trên họa tiết kiếm với kỹ thuật khác tinh tế, các họa tiết (hamon) kiểu midareba với những đường lượn rất thấp (gần như chạm vào mép kiếm) còn ở giữa mang hình dạng gunome.
Người ta truyền miệng rằng nếu ai sử dụng thanh kiếm thì buộc phải cho nó “uống” máu người, nếu không người chủ sẽ phát điên hay bị giết, hoặc phải tự sát để hiến máu mình cho thanh kiếm.
Thanh kiếm “khát máu” trở thành vật đáng sợ mà không phải ai cũng có thể sở hữu. Nó gào thét mỗi đêm khi ở trong vỏ kiếm và khi được rút ra, thanh kiếm như con thú khát máu bị bỏ đói chỉ chực uống máu nạn nhân.
Nếu không được thỏa mãn, nó sẽ càng trở nên hung bạo và quay sang hãm hại người chủ. Thanh kiếm ngày nay cũng phổ biến như biểu tượng văn hóa khi xuất hiện khắp mọi nơi, từ Anime, Manga hay thậm chí cả trong Marvel Universe của Mỹ.
Truyền thuyết kể rằng trong một cuộc thi chọn ra người rèn kiếm giỏi nhất, Muramachi đã rèn ra một thanh kiếm khát máu, sắc bén có thể cắt đứt cả… không khí. Thế nhưng ông đã thua cuộc bởi một thanh kiếm cùn!
Chính vì sự khát máu, chém giết bừa bãi là nguyên nhân ông thua cuộc.
Thanh kiếm từng ám sát 2 lãnh chúa Nhật và bị cấm.
Dưới thời của Togugawa leyasu, cha của Mạc chúa đầu tiên thời Edo lẫn ông nội đều bị ám sát bởi thanh kiếm ma quỷ khát máu này.
Năm 1535, ông nội của vị Shogun đầu tiên Tokugawa Ieyasu là Kiyoyasu bị chính người tùy tùng của mình có tên Abe Masatoyo giết bằng thanh kiếm này.
Năm 1545, người cha của ông là Matsudaira Hirotada cũng chịu chung kết cục bởi thủ hạ là Iwamatsu Hachiya và bởi thanh kiếm của Muramasa.
Ngoài ra, trong một lần kiểm tra yari (một loại giáo của Nhật Bản) của một trong các tướng sĩ của mình, ông vô ý bị thanh kiếm làm bị thương.
Điều này làm ông càng tin rằng thanh kiếm chính là “con quỷ” ám lấy dòng họ và có thể ông sẽ chịu kết cục như cha và ông nội. Do đó làm ông có ác cảm và căm ghét thanh kiếm.
Ông ra lệnh cấm và phá hủy nó, hình phạt cho người giấu thanh kiếm là vô cùng nặng nề như lãnh chúa Takanak Ume vùng Nagasaki phải mổ bụng tự sát khi giấu 24 lưỡi kiếm Muramasa năm 1634.
Năm 1823, võ sĩ Matsudaira Geki dễ dàng hạ gục kẻ thù là Honda Iori, Toda Hikonoshin, Numata Sakyo trong chớp mắt và sau đó là Kami Goro và Mabe Genjuro tại thư viện Nishimaru bằng thanh kiếm này.
Ngoài ra, thanh kiếm bị nguyền rủa cũng từng được sử dụng trong các cuộc ám sát Matsudaira Kiyoyasu (tộc trưởng thứ 7 của gia tộc Mikawa Matsudaira) và con trai Matsudaira Hirotada dưới triều đại Togugawa Ieyasu nổi tiếng tại Nhật Bản.
Hiện thanh bảo kiếm vẫn được bảo vệ và giữ gìn tại Bảo tàng quốc gia ở Tokyo.