Tổng thống mới đắc cử Donald Trump cho biết Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày đầu tiên ông nhậm chức Tổng thống vào ngày 20.1.2017
Ngày 22.11, Tổng thống mới đắc cử Donald Trump cho biết Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày đầu tiên ông nhậm chức Tổng thống vào ngày 20.1.2017. Thay vào đó, Mỹ sẽ đàm phán các thoả thuận thương mại song phương. |
“Dù có hay không có TPP chúng ta vẫn cần phát triển, Chính phủ cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp nội địa tăng sức cạnh tranh, chỉ như vậy việc phát triển mới hiệu quả và bền vững. Nội lực Việt Nam của chúng ta không hề nhỏ chỉ cần một cơ chế tốt, biết đâu việc ông Trump xoá bỏ TPP cũng là một điều hay!”, ông Hưng nhân định.
Bình luận về thông tin này, CTCK Bảo Việt (BVSC) cho rằng tuyên bố mới này của ông Trump đặt dấu chấm hết cho những hi vọng và đồn đoán trước đó về khả năng ông Trump sẽ có sự nhượng bộ nhất định sau khi nhậm chức để tiếp tục duy trì TPP (dù có thể sẽ phải đàm phán lại một số điều khoản).
Việc thiếu một đối tác quan trọng như Mỹ sẽ hạn chế những tác động tích cực mà TPP mang lại. “Đặc biệt là Việt Nam với kỳ vọng xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, giày dép, thủy sản… vào thị trường Mỹ có cơ hội gia tăng mạnh nhờ TPP đều sẽ giảm đi đáng kể”, BVSC phân tích.
Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng việc Mỹ dừng đàm phán TPP chẳng ảnh hưởng gì nhiều. “Những lợi ích cơ bản trong 6 năm đàm phán và chuẩn bị gia nhập TPP của chúng ta vẫn còn nguyên giá trị, còn cái được và mất khi trực tiếp tham gia TPP hoặc ngừng TPP là tranh cãi cũng chưa biết thế nào là tốt hơn”, ông Hưng phân tích.
Mục tiêu của TPP là giảm các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, hay nói cách khác là các nước thành viên mở cửa thì trường cho nhau. Đây là một thoả thuận toàn diện nhiều mặt bao gồm cả chính sách của chính quyền các Quốc gia thành viên.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI cho rằng việc TPP dừng lại, chúng ta sẽ chưa được cũng như chưa mất
“Nay có tham gia hay không tham gia những chính sách này vẫn còn nguyên giá trị, đây là lợi ích cơ bản nhất cho nền kinh tế Việt Nam phát triển theo cơ chế thị trường, và là nền tảng để các doanh nghiệp định hướng phát triển tăng sức cạnh tranh một cách lành mạnh. Chỉ như vậy nền kinh tế mới bền vững”, ông Hưng bình luận.
Tất nhiên nếu TPP được thông qua Việt Nam sẽ là một trong các nước hưởng lợi trước mắt nhiều nhất do hút được các nhà đầu tư vào những lĩnh vực như dệt may, da giầy... qua đó có thể giúp GDP tăng trưởng tốt hơn.
“Tuy nhiên cảm nhận cá nhân chúng ta hiện tại chưa chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng lợi ích khi TPP được phê chuẩn, nên việc dừng TPP cũng không khác nhiều nếu TPP được thông qua”, ông Hưng bình luận.
Bên cạnh đó, mặt tiêu cực khi mở cửa thị trường hội nhập trong khi chúng ta chưa chuẩn bị tốt là hàng hoá của các nước thành viên sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh với hàng hoá của chúng ta tại thị trường nội địa.
Theo ông Hưng, việc TPP dừng lại, chúng ta sẽ chưa được cũng như chưa mất. Dù có hay không có TPP chúng ta vẫn cần phát triển. “Chính phủ cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp nội địa tăng sức cạnh tranh, chỉ như vậy việc phát triển mới hiệu quả và bền vững. Nội lực Việt Nam của chúng ta không hề nhỏ chỉ cần một cơ chế tốt, biết đâu Trump xoá bỏ TPP cũng là một điều hay!”, ông Hưng bình luận.