Một trong những ngôi mộ khổng lồ được tìm thấy ở thành phố 7.000 năm tuổi
Ai Cập vừa khai quật một thành phố hơn 7.000 năm tuổi và một nghĩa trang từ triều đại Ai Cập đầu tiên ở tỉnh Sohag, phía nam Ai Cập, theo Bộ Cổ vật Ai Cập.
Phát hiện này có thể là một đòn bẩy cho ngành công nghiệp du lịch yếu kém của Ai Cập. Du lịch vốn đang tụt lùi sau cuộc nổi dậy lật đổ chế độ độc tài Hosni Mubarak vào năm 2011, nhưng vẫn là cung cấp một nguồn ngoại tệ quan trọng.
Thành phố cổ nhiều khả năng là nơi ở của các quan chức cấp cao và những người xây dựng mộ. Nó có thể mang lại những hiểu biết mới về Abydos, một trong những thành phố lâu đời nhất ở Ai Cập cổ đại, Bộ Cổ vật cho biết trong một tuyên bố.
Thành phố được phát hiện cách đền thờ Seti I 400m. Ngôi đền thuộc thành phố hiện đại Luxor, nằm bên bờ sông Nile.
Đền thờ Seti I, thuộc thành phố hiện đại Luxor, nằm bên bờ sông Nile
Cho đến nay, các nhà khảo cổ đã phát hiện những túp lều, hài cốt, công cụ bằng sắt và 15 ngôi mộ khổng lồ trong thành phố.
"Một số ngôi mộ còn lớn hơn những ngôi mộ hoàng gia ở Abydos, có niên đại từ triều đại đầu tiên. Điều này chứng minh tầm quan trọng của những người được chôn ở đây và địa vị xã hội của họ trong thời kỳ đầu của lịch sử Ai Cập cổ đại”, Bộ cho biết.
Ngành du lịch của Ai Cập đã phải vật lộn để phục hồi sau vụ đánh bom một máy bay Nga chở 224 người hồi tháng 10 năm 2015.
Hơn 14,7 triệu khách du lịch đến Ai Cập vào năm 2010. Con số này giảm mạnh xuống chỉ còn 9,8 triệu người trong năm 2011. Trong quý I năm 2016 chỉ 1,2 triệu lượt khách đến Ai Cập, giảm từ 2,2 triệu so với cùng kỳ năm trước.
Cho đến nay, các nhà khảo cổ đã phát hiện những túp lều, hài cốt, công cụ bằng sắt và 15 ngôi mộ khổng lồ trong thành phố