Dân Việt

Putin sẽ mang món quà Kuril đến Nhật Bản?

Sputnik 24/11/2016 10:45 GMT+7
Trong thời gian chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Nhật Bản dự kiến ​​vào giữa tháng Chạp, JBIC hy vọng sẽ ký được với các đối tác Nga không dưới mười Bản ghi nhớ về sự hiểu biết lẫn nhau.

img

Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe.

Nhật Bản và Nga sẽ thành lập quỹ liên doanh để phát triển các dự án hợp tác song phương với số vốn khoảng 902 triệu USD.

Quỹ được thành lập với sự tham gia  của Ngân hàng Nhật Bản Hợp tác Quốc tế (JBIC) về cơ bản sẽ tài trợ cho các dự án trong lĩnh vực y tế, công trình đô thị, hiện đại hóa doanh nghiệp.

Trong thời gian chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Nhật Bản dự kiến ​​vào giữa tháng Chạp, JBIC hy vọng sẽ ký được với các đối tác Nga không dưới mười Bản ghi nhớ về sự hiểu biết lẫn nhau.

Tuy nhiên, chủ đề chính của chuyến công du vẫn là thảo luận về triển vọng ký kết Hiệp ước hòa bình giữa hai nước và cuộc tranh cãi chưa dứt về chủ quyền đối với các đảo Nam Kuril - Iturup, Kunashir, Shikotan và nhóm đảo Habomai.

Nhật Bản có tham vọng với các đảo này, viện dẫn  Thỏa ước về thương mại và biên giới năm 1855. Nga khẳng định rằng Nam Kuril đã nhập vào thành phần Liên Xô sau Thế chiến II và chủ quyền của Nga với vùng lãnh thổ này là đương nhiên, có sự công nhận chính thức hóa của pháp lý quốc tế.

Cho đến nay lập trường của chính giới Tokyo vẫn là Nhật Bản sẵn sàng thảo luận về Hiệp ước hòa bình chỉ sau khi nhận lại tất cả các hòn đảo. Matxcơva cũng sẵn sàng thảo luận về Hiệp ước hòa bình, nhưng là không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào hết, và không định từ chối các đảo như là bước đi đầu tiên tới văn bản như vậy.

Hôm thứ Ba tại thủ đô Lima của Peru, bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC, Tổng thống Vladimir Putin đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản, sau đó có thông báo rằng cả hai nước đang tìm kiếm con đường ký kết Hiệp ước hòa bình, và chìa khóa cho lối ra con đường đó là nâng cao sự tin cậy thông qua mở rộng hợp tác.

Liệu có thể đánh giá sự khởi sắc bước đầu về hợp tác kinh tế  Nga-Nhật như là bước đi hiện thực đầu tiên để tiến tới thỏa thuận về ký kết Hiệp ước hòa bình? Lập trường chính thức của Tokyo vẫn gần như tối hậu thư: chỉ có thể đi tới ký kết hiệp ước hòa bình sau khi thừa nhận cả bốn hòn đảo là của Nhật Bản. "Và lập trường chính thức này khó thay đổi bây giờ, bởi từ những năm 50 các chính trị gia Nhật Bản đã bị Mỹ biến thành con tin trói buộc bởi cái gọi là "vùng lãnh thổ phương Bắc", nhà phân tích chính trị Nga Anatoly Koshkin nhắc nhở.

Khi đó Washington đe Tokyo rằng nếu Nhật Bản nhân nhượng thỏa hiệp với Liên Xô về các đảo Kuril, thì Mỹ sẽ lấy đảo Okinawa và toàn bộ dãy đảo Ryukyu. Nhật Bản chưa bao giờ độc lập trước Mỹ trong việc xem xét vấn đề những hòn đảo tranh chấp, tuy nhiên hôm nay, trong bối cảnh ông Barack Obama sắp hết nhiệm kỳ và tân chủ nhân Donald Trump bước vào Nhà Trắng, Nhật Bản có thể tự chủ hơn, nhà khoa học chính trị Yury Byalyi nhận xét.

"Nếu quả thực Mỹ ra khỏi TPP thì Nhật Bản sẽ có không gian nhất định để cơ động. Ở Tokyo hiện hữu hiểu biết rằng sẽ vô nghĩa nếu tiếp tục  đối đầu với Nga khi không nên trông đợi sự hỗ trợ với chủ ý  gồm cả thương mại-kinh tế từ phía Mỹ nữa. Và cần giải quyết các vấn đề tương tác một cách trực tiếp, trên cơ sở song phương. Công việc với chương trình hợp tác kinh tế song phương, Quỹ đầu tư chung là bước tiến tới bình thường hóa quan hệ trong bối cảnh dần dần giải quyết vấn đề quần đảo Kuril. Do những nguyên nhân nội bộ cũng như địa chính trị, không thể tháo gỡ vấn đề nhiều năm này một cách nhanh chóng dễ dàng để các bên đều thỏa mãn như nhau", ông Yuri Byalyi nhận xét.

 Như vậy, niềm hy vọng của ai đó, rằng ông Putin "sẽ mang quần đảo Kuril đến Tokyo" hiển nhiên sẽ là hão huyền. Tổng thống Nga mang theo tinh thần sẵn sàng hợp tác, còn tiếp nhận ra sao và ở mức độ nào, thì kết quả chuyến thăm sẽ cho thấy. Trong khi đó, trên các hòn đảo Iturup và Kunashir đã được bố trí hệ thống tên lửa "Bastion" và "Bal" của Nga, với chức năng bảo vệ bờ biển.