Trong suy nghĩ của nhiều người, nhất là các bạn trẻ châu Á, ngày lễ Tạ ơn thường chỉ gắn liền với những chú gà Tây quay, những món ăn truyền thống trong ngày này. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều thú vị khác xung quang ngày lễ quan trọng này mà không phải ai cũng biết tới.
Lễ Tạ ơn không chỉ có gà tây thôi đâu nhé!
Lịch sử và nguồn gốc hình thành
Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day) là một ngày lễ truyền thống lớn diễn ra chủ yếu ở Mỹ và Canada. Ý nghĩa ban đầu của dịp lễ này là ngày mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã cho con người cuộc sống no đủ và an lành.
Đa số các nhà sử học đều cho rằng ngày lễ Tạ ơn đầu tiên diễn ra vào một ngày không xác định, khoảng mùa thu năm 1621 khi một đoàn di dân đến từ Anh tổ chức một buổi tiệc kéo dài 3 ngày để mừng vụ mùa bội thu sau mùa đông ảm đạm đầu tiên của họ tại Bắc Mỹ.
Lễ tạ ơn vốn để mừng ngày mùa và cảm tạ phước lành từ thiên Chúa
Sau này vào năm 1789, George Washington - vị tổng thống đầu tiên của Mỹ đã tuyên bố ngày lễ Tạ ơn trở thành một ngày lễ chính thức của đất nước này. Người ta cũng quy định ngày lễ Tạ Ơn ở Mỹ sẽ diễn vào ngày thứ năm của tuần lễ thứ 4 trong tháng 11. Còn tại Canada, lễ Tạ ơn sẽ được tổ chức vào ngày thứ 2 lần thứ hai của tháng 10, giống với Hà Lan, Grenada, Liberia, Anh,…
Những hoạt động trong ngày lễ Tạ Ơn
Giống như các ngày lễ cuối năm quan trọng khác của người theo đạo Thiên Chúa, Lễ tạ ơn cũng là dịp để những thành viên trong gia đình và bạn bè gặp gỡ, cùng chia sẻ niềm vui. Ở Mỹ, người ta có thể cất công di chuyển một quãng đường xa từ bang này qua bang khác chỉ để gặp lại những người quen cũ, chào hỏi và cùng dùng bữa cơm thân mật với nhau.
Diễu hành lớn nhân ngày lễ Tạ ơn trên các đường phố của Mỹ
Một hoạt động khác không thể thiếu vào dịp Tạ ơn là mua sắm. Lễ Tạ ơn cũng là ngày đánh dấu kỳ mua sắm nhộn nhịp nhất trong năm của người dân châu Âu bắt đầu. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp diễn ra nhiều lễ hội đường phố, những buổi diễu hành lớn nhỏ được tổ chức theo các chủ đề đặc biệt nào đó, hoặc mô phỏng các cảnh trong những vở kịch trên sân khấu Broadway kèm theo những chùm bóng lớn vẽ nhiều nhân vật hoạt hình hoặc diễn viên truyền hình nổi tiếng.
Xem bóng đá cũng là hoạt động khá được ưu chuộng trong ngày này. Dù không thịnh hành như khúc côn cầu tại Mỹ nhưng ngày lễ Tạ ơn lại thường được chọn để diễn ra những buổi giao hữu giữa hai đội bóng lớn của quốc gia này.
Đường phố nhộn nhịp ngập tràn sắc màu ngày cuối năm
Bữa ăn truyền thống
Nổi tiếng nhất và cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Tạ ơn chính là Gà tây quay hay nướng. Vì gà tây là món ăn phổ biến nhất trong bữa tối mừng Lễ Tạ ơn, nên đôi khi ngày Tạ ơn còn được gọi là Ngày Gà Tây.
Ngoài gà tây, trên bàn tiệc ngày lễ tạ ơn truyền thống còn thường có thêm bánh đậu que bỏ lò, khoai tây nghiền và món tráng miệng có sử dụng nước sốt chanh. Điều đặc biệt trong bữa ăn này đó chính là người ta không sử dụng dĩa, thay vào đó họ chỉ dùng thìa, dao và ngón tay.
Một bữa ăn truyền thống trong ngày lễ Tạ ơn phải có gà tây và đậu que
Theo một thống kê từ tổ chức USDA, người Mỹ trung bình nạp vào cơ thể tới 2500 kalo trong bữa ăn ngày lễ tạ ơn, một con số khủng khiếp tại nơi có tỷ lệ người dân bị béo phì đứng đầu thế giới này.
Lễ xá tội gà tây tại Nhà Trắng
Các chuyên gia ước tính, trong dịp lễ Tạ ơn năm 2015, chỉ tính riêng nước Mỹ đã tiêu thụ tới hơn 46 triệu con gà Tây. Con số khổng lồ khiến bất kỳ ai cũng phải rùng mình, nhiều tổ chức đã đứng lên kêu gọi việc “buông tha” cho những chú gà vô tội trong ngày này.
Đây cũng chính là lý do khiến lễ xá tội gà tây ra đời. Tổng thống Harry S. Truman được cho là "cha đẻ" của nghi lễ này khi ông quyết không ăn chú gà Tây được tặng từ. Liên đoàn gà tây Quốc gia.
Tổng thống Obama ban tặng sự sống cho chú gà Tây tại nhà trắng
Năm 1989, Xá tội cho gà tây chính thức trở thành nghi lễ của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George H.W. Bush. Dịp lễ tạ ơn năm nay, ông Barack Obama cũng đã thực hiện nghi lễ xá tội cho gà tây cuối cùng trên cương vị tổng thống Mỹ.
Sau khi kết thúc bài phát biểu dài trên sóng truyền hình, tổng thống Mỹ "ban" sự sống cho chú gà tây nặng 18 kg, để nó thoát khỏi bàn ăn của người Mỹ trong bữa tối của dịp lễ Tạ ơn.
Giới trẻ Mỹ muốn đón lễ Tạ ơn cùng TT Obama hơn cả người yêu
Một thống kê khá hài hước trên trang web KRC cho thấy những nhân vật nổi tiếng được nhiều người dân mong muốn dùng bữa cùng trong dịp lễ tạ ơn nhất. Theo đó, anh chàng Adam Levine thủ lĩnh ban nhạc Maroon 5 đã về nhất với 31% phiếu bầu, ngay sau đó là tổng thống Obama với 30% phiếu.
Những ngôi sao được "trông mong" nhất trong ngày lễ Tạ ơn
Miley Cyrus và cô nàng siêu vòng ba Kim Kardashian chia nhau vị trí thứ 4 và 5 với lần lượt 6% và 4% phiếu từ các bạn trẻ. Có thể thấy các ngôi sao thần tượng khá được quan tâm và ưu ái trong những ngày này.
Sẽ không có Black Friday
Diễn ra ngay sau lễ tạ ơn 1 ngày (tức thứ 6 của tuần thứ 4 trong tháng 11), ngày hội mua sắm lớn nhất thế giới Black Friday (thứ sáu đen tối) có thể sẽ không được ra đời nếu người ta quy định mọi cửa hàng phải đóng cửa trong 3 ngày lễ tạ ơn.
Thực tế là vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước, hơn 100 triệu người dân Mỹ từng cùng nhau ký tên gửi lên quốc hội kiến nghị giữ nguyên ngày nghỉ lễ truyền thống kéo dài 3 ngày cho mọi ngành nghề, mọi người lao động trên lãnh thổ Mỹ.
Thật "kinh hoàng" nếu thế giới không có ngày Thứ sáu đen tối
Rất may là kiến nghị này không được thông qua và Black Friday mới có cơ hội ra đời như những gì mọi người đã biết.
Sự ra đời của đồ đông lạnh
Nghe có vẻ không liên quan nhưng trên thực tế sự ra đời của đồ đông lạnh lại phụ thuộc khá nhiều vào ngày lễ Tạ ơn.
Đồ đông lạnh và ngày lễ Tạ ơn có liên quan?
Theo đó vào năm 1953, công ty thực phẩm Swanson đã mạnh tay mua đến 27 tấn gà để ăn mừng ngày lễ Tạ ơn. Vì số lượng quá lớn không thể nào ăn hết được, công ty này đã nghĩ ra cách chia nhỏ số gà đã được làm lạnh ra và thêm vào ít gia vị cùng rau củ, sau đó bọc lại và đem bán. Đây chính là những đồ ăn đông lạnh đầu tiên được bày bán trên Thị trường Mỹ và sau này trở thành một mặt hàng không thể thiếu trong các siêu thị trên toàn thế giới.