Băng tan chảy không kiểm soát ở Tây Nam Cực (có thể gây ngập lụt cao 3m tại các thành phố ven biển), siêu núi lửa ở Yellowstone National Park có thể thức giấc khiến Bắc Mỹ "khốn đốn", động đất ngoài đại dương gây sóng thần cực lớn... là 3 trong số rất nhiều thảm họa tự nhiên mà loài người đang sắp phải đối mặt.
Hình ảnh mang tính minh họa.
Chỉ tính riêng những tác động mà El Nino và La Nina gây ra cho chúng ta trong thời gian gần đây cũng báo hiệu cho con người thấy những nguy cơ to lớn từ tự nhiên mà loài người đã, đang và sẽ phải trải qua sẽ tiếp tục hoành hành không ngừng nghỉ.
Băng tan ở 2 cực đang tan chảy không kiểm soát. Ảnh: Diario La Prensa.
Không chỉ có băng tan ở Nam Cực, băng ở Bắc Cực cũng đang ngày càng tan do nhiệt độ tại đây tăng lên 2 độ so với năm 2015 do hiện tượng ấm lên toàn cầu gây nên.
Nếu băng tan gây nên hiện tượng nước biển dâng cao có khả năng nhấn chìm mọi thành phố trong biển nước thì dự báo nguy cơ động đất mạnh 9 độ Richter ở đới hút chìm Cascadia (Bắc Mỹ) có thể giết chết hàng nghìn người, gây sóng thần quét sạch hàng triệu ngôi nhà dọc bờ Tây Bắc nước Mỹ.
Khi thảm họa từ Trái Đất này xảy đến khiến con người chưa kịp khắc phục thì nay lại có thảm họa mới đến từ không gian mà các nhà khoa học mới gọi thành tên: Động đất không gian (Spacequake).
Hình minh họa: Popular Science.
Động đất không gian - Thảm họa mới giáng xuống đầu nhân loại
Được vệ tinh THEMIS* của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện vào năm 2007 và chính thức công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters vào năm 2010, khái niệm "động đất không gian" bắt đầu được sử dụng nhiều khi các nhà thiên văn học ghi nhận nhiều trận xảy ra ở khu vực cách xích đạo 30.000km.
Động đất không gian xảy ra trong vùng từ trường của Trái Đất, khu vực vốn được xem là tấm chắn bảo vệ các thảm họa từ vũ trụ như bão Mặt trời. Ảnh minh họa: NASA.
Theo các nhà thiên văn học thế giới, động đất không gian là một cơn địa chấn xảy ra trong vùng từ trường của Trái Đất.
Tống năng lượng của một cơn động đất không gian tương đương với sức phá hủy của một trận động đất mạnh 5 đến 6 độ Richter trên Trái Đất.
Vào tháng 7.2010, NASA ghi nhận một trận động đất không gian xảy ra mạnh nhất tại vùng vệ tinh quỹ đạo Trái Đất (Earth Orbit).
Vệ tinh THEMIS của NASA được phóng lên vũ trụ để phát hiện nguồn gốc những nhiễu loạn địa từ mạnh và ngắn trong bầu khí quyển Trái Đất. Ảnh: NASA.
Trận động đất gây nên những nhiễu loạn hệ thống thông tin liên lạc trên mặt đất và vệ tinh trong quỹ đạo.
Mới đây, vào ngày 20.11.2016, giới thiên văn lo sợ khi ghi được loạt âm thanh chói tai bí ẩn từ trên bầu trời ở Slovakia.
Đi kèm âm thanh là những rung chấn gây rung lắc bề mặt Trái Đất thuộc quốc gia vùng Đông Âu. Các chuyên gia nhận định, rất có thể âm thanh này đến từ một trận động đất không gian.
Nhiều nhà khoa học lo sợ, nếu trận động đất không gian xảy ra với tần xuất lâu hơn và mạnh hơn thì rất có thể sự an nguy của nhân loại đã bị đe dọa.
*Vệ tinh THEMIS được NASA phóng lên vũ trụ để phát hiện nguồn gốc những nhiễu loạn địa từ mạnh và ngắn trong bầu khí quyển Trái Đất.