Dân Việt

Cận cảnh tuyến xe buýt "5 sao" ở Thủ đô

Hồng Phú 04/12/2016 18:55 GMT+7
Một số nhà chờ đang sửa lại cửa, lắp thêm các thiết bị bóng đèn, cột đèn tín hiệu, cầu vượt đi bộ... Dự kiến, ngày 15/12 tới sẽ đưa vào vận hành thử tuyến buýt nhanh này.

img

Tuyến xe buýt nhanh Hanoi BRT có chiều dài 14,7 km, gồm 1 trạm trung chuyển bến xe Kim Mã, 1 trạm đầu cuối Yên Nghĩa đang được gấp rút hoàn tất để đưa vào sử dụng.

img

Tuyến buýt nhanh này có 21 nhà chờ (12 nhà chờ 4m và 9 nhà chờ 5m) theo lộ trình điểm đầu- bến xe Yên Nghĩa, điểm cuối -  bến xe Kim Mã. Tuyến buýt này chạy với tần suất 5-10 phút/chuyến. Mỗi chuyến từ Kim Mã đến Yên Nghĩa sẽ mất từ 45 - 50 phút.

img

Hệ thống xe buýt nhanh Hanoi BRT do Ban quản lý Dự án đầu tư phát triển Giao thông đô thị Hà Nội triển khai xây dựng. Tuyến buýt được đưa vào sử dụng với hy vọng giảm ùn tắc giao thông và rút ngắn thời gian di chuyển của hành khách.

img

Nhiều nhà ga, bến chờ của tuyến buýt nhanh BRT đã cơ bản hoàn thiện. Tuy nhiên, đường dẫn vào nhà một số nhà chờ vẫn ngổn ngang gạch, si măng, cỏ mọc um tùm...

img

Tuyến buýt này còn được trang bị 04 cầu đi bộ tiếp cận nhà chờ để người đi bộ thuận tiện trong việc di chuyển tới nhà chờ.

img

Hiện tại, đường dẫn từ cầu vượt đi bộ đến nhà chờ đã cơ bản hoàn thiện

img

Phần mái của nhà chờ đã được sơn, sửa lại sau khi một số phần mái bị hư hỏng.

img

Phía bên trong nhà chờ được trang bị quạt trần, bóng đèn điện, hệ thống bình cứu hỏa phòng cháy chữa cháy... Tuy nhiên theo ghi nhận của PV sáng 1.12, nhiều nhà ga vẫn đang bụi mù mịt.

img

Phần tay vịn cho hành khách đứng chờ xe buýt tại một nhà ga trên đường Láng Hạ.

img

Ghế chờ trong một nhà ga tại tuyến đường Láng Hạ

img

Khi hành khách vào nhà chờ phải đi qua phòng mua vé và quẹt thẻ ở các cửa. Bên trong mỗi nhà chờ có 3 điểm đặt bình cứu hỏa.

img

Phía trên trần được lắp các bảng chỉ dẫn và quạt trần.

img

Mỗi nhà chờ có 4 cửa tự động, khi xe buýt đến, các cửa này sẽ tự động mở cùng với cửa của xe buýt kiểu mới.

img

Hiện tại, một số cánh cửa tự động đã hỏng nhưng chưa được lắp lại.

img

Một số cột đèn tín hiệu đã được lắp đặt tại các bến chờ xe buýt nhanh này. Được biết, khi đưa vào sử dụng, các đèn tín hiệu giao thông này sẽ góp phần điều tiết để tuyến buýt nhanh BRT hoạt động hiệu quả, đúng tốc độ và tần xuất chuyến.

img

Xe buýt nhanh không phải di chuyển qua lại từ làn đường trái của ô tô sang làn đường bên phải để đón khách. Do vậy các nhà chờ này thường nằm ở giữa đường. Trong ảnh: Phần đường bằng bê tông sát nhà chờ giành cho tuyến xe buýt nhanh trên đường Lê Văn Lương

img

Từ 15/12, tuyến buýt nhanh (BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa sẽ đi vào hoạt động. Do buýt BRT chạy trên làn đường bê tông dành riêng nên Sở GTVT Hà Nội vừa đưa ra phương án tổ chức, điều hành giao thông cho xe buýt nhanh. Trong ảnh: Phần đường giành riêng cho tuyết xe buýt nhanh cao hơn so với mặt đường cũ trên đường Lê Văn Lương.

img

Dự án xe buýt nhanh Hanoi BRT là một hợp phần nằm trong dự án phát triển giao thông đô thị, đây được coi là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đô thị, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng của TP Hà Nội nhằm góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông.

Tuyến buýt nhanh thí điểm đầu tiên của Hà Nội là Kim Mã - Yên Nghĩa khởi công đầu năm 2013, dự kiến ban đầu sẽ khai thác vào quý 2/2015 nhưng đã chậm tiến độ hơn một năm.

Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Theo tính toán của đơn vị quản lý, xe buýt nhanh di chuyển cả chặng Kim Mã - Yên Nghĩa dài 14 km sẽ mất khoảng 30 phút, thay vì mất hơn một giờ như xe buýt thường hiện nay.

Với tần suất 3-5 phút/chuyến, công suất vận chuyển 90 khách, có 4 cửa ra vào, tốc độ di chuyển 22 km/h, các xe đều có hệ thống GPS kết nối Trung tâm để giải quyết sự cố phát sinh. Tại nút giao thông có hệ thống tích hợp với đèn tín hiệu để ưu tiên xe buýt nhanh qua nút.

Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện... là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.