Các nhà thiên văn học vừa tiết lộ địa điểm lý tưởng nhất để tìm ngoài người hành tinh
Người ngoài hành tinh có thể đang sống trong những đám mây bụi của các ngôi sao lùn nâu, theo một nghiên cứu mới.
Sao lùn nâu là các thiên thể dưới sao, chưa được công nhận là một ngôi sao hoàn chỉnh do không đủ khối lượng để duy trì các phản ứng hạt nhân tổng hợp, đốt cháy hydro trong lõi.
Những đám mây khổng lồ quanh ngôi sao lùn nâu có đủ năng lượng để cung cấp một kiểu sự sống, nhưng không đủ mạnh để hình thành một ngôi sao mới. Những đám mây này có kích thước lớn hơn một hành tinh, nhỏ hơn một ngôi sao, và có cấu trúc xoáy khí.
Các chuyên gia tin rằng trong phần khí quyển trên của các đám mây bụi, nhiệt độ mát mẻ gần như là Trái Đất. Do đó, nơi đây có thể là môi trường hoàn hảo cho sự tồn tại của vi sinh vật.
Tác giả chính của nghiên cứu, ông Jack Yates, nói với báo Science: "Không nhất thiết một hành tinh phải có bề mặt mới có thể là nơi ở của người ngoài hành tinh”.
Những đám mây bụi xung quanh một sao lùn nâu có thể là nơi ở của người ngoài hành tinh
Nhóm các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu một đám mây bụi được gọi là WISE 0855-0714, cách Trái Đất chỉ 7 năm ánh sáng.
Họ cho biết trong nghiên cứu: "Tuy một hành tinh không thể duy trì sinh sống trên bề mặt, không khí xung quanh nó lại có thể đủ mát để duy trì sự sống”.
Ngoài ra, hầu hết các đám mây này đều chứa những thành phần quan trọng cho sự sống trên Trái Đất như carbon, hydro, nitơ và oxy.
Duncan Forgan, một nhà sinh vật học tại Đại học St Andrews, người không tham gia vào nghiên cứu, cũng cho biết: "Điều này thực sự mở rộng kiến thức của chúng ta về số lượng vật thể có thể duy trì sự sống”.