Dân Việt

Khẩu cối hạt nhân đủ sức san phẳng cả tòa nhà của Nga

Theo Vnexpress 07/12/2016 19:09 GMT+7
Pháo cối hạng nặng Tyulpan của Nga có khả năng phá hủy các tòa nhà và xe bọc thép từ khoảng cách lên đến 20 km.

Cối tự hành hạng nặng 2S4 Typualn của Nga. Ảnh: Wikipedia

Cối tự hành hạng nặng 2S4 Typualn của Nga. Ảnh: Wikipedia

Các hệ thống cối tự hành hạng nặng 2S4 Tyulpan mới đây tham gia vào cuộc diễn tập của một sư đoàn tên lửa và pháo binh Nga tại khu vực Primorski thuộc quân khu phía đông của nước này, Sputnik ngày 5/12 đưa tin.

2S4 Tyulpan đi vào hoạt động chính thức trong quân đội Liên Xô từ năm 1975, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố, hầm hào, công sự, lô cốt, sở chỉ huy, trận địa pháo, tên lửa, và xe bọc thép nằm sâu trong trận địa đối phương mà hỏa lực bắn thẳng không có tác dụng.

Đây là mẫu cối hạng nặng nhất thế giới, với cỡ nòng lên đến 240 mm, gấp đôi cỡ nòng của các loại vũ khí tương tự của Mỹ và phương Tây. Khẩu cối được lắp đặt trên khung gầm xe rải mìn bánh xích GMZ, sử dụng động cơ V-59 diesel với công suất lên đến 520 mã lực. Khẩu đội cối 2S4 Tyulpan gồm 4 người cùng một người để vận hành cối.

Vũ khí chủ yếu của 2S4 Tyulpan là đạn nổ phá HE có trọng lượng lên đến 130 kg, tầm bắn tối đa 9.650 m. Nó có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như đạn xuyên giáp, đạn dẫn đường bằng laser, đạn hóa học và cả đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Năm 1983, 2S4 Tyulpan được trang bị thêm loại đạn có điều khiển 1K113 Smelchak, có khả năng định vị mục tiêu bằng laser ở khoảng cách gần, trong giai đoạn cuối của hành trình bay, khiến đối phương có rất ít thời giản để phản ứng và đánh chặn.

Theo các chuyên gia quân sự, nếu sử dụng đạn tăng tầm bắn, 2S4 Tyulpan có thể san phẳng cả tòa nhà, phá hủy xe bọc thép của đối phương từ khoảng cách 20 km chỉ bằng một phát bắn duy nhất.

Phạm vi sát thương của mảnh đạn cối có thể bao phủ diện tích rộng gấp 4 lần một sân bóng tiêu chuẩn. Đây là khả năng mà không có bất cứ một loại pháo cùng loại nào có thể sở hữu.

Lớp giáp bảo vệ của 2S4 Tyulpan được thiết kế để bảo vệ khẩu đội trước hỏa lực tấn công của các loại súng máy và đạn pháo cỡ nhỏ.

2S4 Tyulpan từng được Liên Xô và Nga sau này sử dụng trong các cuộc chiến tranh Afghanistan và Chechnya. Trong cả hai cuộc xung đột, đạn Smelchak đều phát huy tối đa hiệu quả khi phá hủy mục tiêu một cách nhanh chóng, chính xác.

Cối tự hành hạng nặng 2S4 Typualn của Nga. Ảnh: WikipediaCối tự hành hạng nặng 2S4 Typualn của Nga. Ảnh: Wikipedia

Các hệ thống cối tự hành hạng nặng 2S4 Tyulpan mới đây tham gia vào cuộc diễn tập của một sư đoàn tên lửa và pháo binh Nga tại khu vực Primorski thuộc quân khu phía đông của nước này, Sputnik ngày 5/12 đưa tin.

2S4 Tyulpan đi vào hoạt động chính thức trong quân đội Liên Xô từ năm 1975, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố, hầm hào, công sự, lô cốt, sở chỉ huy, trận địa pháo, tên lửa, và xe bọc thép nằm sâu trong trận địa đối phương mà hỏa lực bắn thẳng không có tác dụng.

Đây là mẫu cối hạng nặng nhất thế giới, với cỡ nòng lên đến 240 mm, gấp đôi cỡ nòng của các loại vũ khí tương tự của Mỹ và phương Tây. Khẩu cối được lắp đặt trên khung gầm xe rải mìn bánh xích GMZ, sử dụng động cơ V-59 diesel với công suất lên đến 520 mã lực. Khẩu đội cối 2S4 Tyulpan gồm 4 người cùng một người để vận hành cối.

Vũ khí chủ yếu của 2S4 Tyulpan là đạn nổ phá HE có trọng lượng lên đến 130 kg, tầm bắn tối đa 9.650 m. Nó có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như đạn xuyên giáp, đạn dẫn đường bằng laser, đạn hóa học và cả đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Năm 1983, 2S4 Tyulpan được trang bị thêm loại đạn có điều khiển 1K113 Smelchak, có khả năng định vị mục tiêu bằng laser ở khoảng cách gần, trong giai đoạn cuối của hành trình bay, khiến đối phương có rất ít thời giản để phản ứng và đánh chặn.

Theo các chuyên gia quân sự, nếu sử dụng đạn tăng tầm bắn, 2S4 Tyulpan có thể san phẳng cả tòa nhà, phá hủy xe bọc thép của đối phương từ khoảng cách 20 km chỉ bằng một phát bắn duy nhất.

Phạm vi sát thương của mảnh đạn cối có thể bao phủ diện tích rộng gấp 4 lần một sân bóng tiêu chuẩn. Đây là khả năng mà không có bất cứ một loại pháo cùng loại nào có thể sở hữu.

Lớp giáp bảo vệ của 2S4 Tyulpan được thiết kế để bảo vệ khẩu đội trước hỏa lực tấn công của các loại súng máy và đạn pháo cỡ nhỏ.

2S4 Tyulpan từng được Liên Xô và Nga sau này sử dụng trong các cuộc chiến tranh Afghanistan và Chechnya. Trong cả hai cuộc xung đột, đạn Smelchak đều phát huy tối đa hiệu quả khi phá hủy mục tiêu một cách nhanh chóng, chính xác.