Cuộc tấn công đã lể lại hậu quả nặng nề, nhưng không đủ để đánh gục nước Mỹ.
Trân Châu Cảng là địa danh lịch sử nổi tiếng nhất của quần đảo Hawaii (Mỹ). Hải cảng nước sâu này nằm ở phía Tây thành phố Honolulu trên đảo O'ahu, giữa vùng Bắc Thái Bình Dương. Do nằm ở vị trí đắc địa, Trân Châu Cảng sớm được người Mỹ sử dụng làm căn cứ chỉ huy, căn cứ hậu cần, là cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa các chiến hạm của hạm đội Thái Bình Dương.
Từ căn cứ này, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ có thể khống chế toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương bằng các lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và không quân của hạm đội, đồng thời chống lại mọi sự tấn công từ bên ngoài. Việc bố phòng ở cảng hết sức cẩn mật với một hệ thống lưới thép đặc biệt chống ngư lôi và tàu ngầm.
Không làm gì là một lựa chọn chiến lược khả thi, và đôi khi là tốt nhất đối với Nhật Bản. Nhưng chính quyền Tokyo lúc đó lại tính toán rằng cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào Trân Châu Cảng sẽ ngăn ngừa và giữ chân hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Mỹ.
Nhưng Trân Châu Cảng có lẽ là nguyên nhân lớn khiến Nhật Bản nói riêng và phe phát xít nói chung thất bại trong Thế chiến thứ II. Thay vì khiến người Mỹ bị đòn đánh phủ đầu làm cho nản lòng để Nhật có thể tiếp tục chinh phục Đông Nam Á mà không bị can thiệp, nó lại phản tác dụng và đi ngược với dự tính ban đầu.
Trước chiến tranh, Mỹ là nguồn cung cấp máy bay, linh kiện, máy công cụ và xăng máy bay, dầu mỏ… những tài nguyên Nhật Bản rất hạn chế do vị trí địa lý của mình. Do đó sau cuộc tấn công bất thình lình, Nhật hiển nhiên mất đi đối tác cung cấp trang thiết bị phục vụ chiến tranh cũng như cuộc sống của người Nhật.
Vậy rõ ràng khi nghĩ rằng cuộc tấn công sẽ làm nản chí người Mỹ và Nhật dễ dàng đạt được mục đích là một sai lầm tai hại của họ. Ông George Baer, tác giả của một cuốn sách lịch sử đoạt giải thưởng của Hải quân Mỹ, nhắc nhở chúng ta rằng ngân sách đóng tàu của hải quân Mỹ trong năm 1940 thậm chí còn lớn hơn ngân sách đóng tàu của Hải Nhật Bản trong vòng 10 năm. Điều đó cho thấy những gì Nhật Bản đã phải chống lại trong cuộc chiến với Mỹ.
Ảnh 2: Tàu USS Arizona bị đánh chìm.
Cuộc tấn công của Nhật Bản là sự bắt đầu của mặt trận Thái Bình Dương, trong khi đất nước này đang tiến hành một cuộc chiến tranh lớn khác trên toàn bộ châu Á. Nhật Bản đã gây chiến được 10 năm tính tới thời gian hải quân nước này tấn công Hawaii. Lục quân Đế quốc Nhật xâm chiếm Mãn Châu vào năm 1931 và mở rộng ra nhiều khu vực khác của Trung Quốc trong năm 1937. Đây là một đất nước quá rộng lớn, khi cuộc chiến dừng lại vào năm 1945, khoảng 1,8 triệu quân Nhật Bản đang ở trên lãnh thổ Trung Quốc, Mãn Châu và Triều Tiên. Điều đó cho thấy diện tích của khu vực chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh trên đất liền chẳng kém gì so với các cuộc chiến tranh trên biển.
Ngay khi cuộc tấn công Trân Châu Cảng kết thúc, đô đốc hải quân Nhật Bản Isoroku Yamamoto đã cảm nhận được những khó khăn nước Nhật sẽ phải đối mặt. Và đúng như dự tính, cuộc tấn công đã kéo nước Mỹ vào Chiến tranh thế giới thứ hai. Tháng 8.1945, khi Nhật Bản đứng trước viễn cảnh bại trận, Mỹ đã thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki để tàn phá nước Nhật như một sự phục thù cho trận Trân Châu Cảng.
Nó đã khiến 140.000 người dân thành phố Hiroshima thiệt mạng, còn ở Nagasaki là 70 000 người. Cơ sở hạ tầng của Nhật Bản trở về thời kỳ đồ đá. Để lại hậu quả nặng nề và trở thành đòn đáp trả tàn nhẫn nhất mà Nhật phải hứng chịu từ Mỹ.
Mặc dù không thể xác định rõ ràng vai trò của cuộc chiến Trân Châu Cảng đối với thế chiến thứ II cũng như đất nước Nhật Bản, nhưng có thể thấy trận chiến sai lầm lớn nhất mà người Nhật mắc phải.