Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận ở biển Hoa Đông.
Chính sách Một Trung Quốc, khẳng định Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Chính sách này đã trở thành nền tảng quan hệ Mỹ-Trung trong gần 4 thập kỷ qua.
Bắc Kinh coi mọi vấn đề liên quan đến Đài Loan đều thuộc lợi ích cốt lõi và cảnh báo sẽ đáp trả mạnh mẽ mọi hành đông gây chia rẽ của Mỹ. Trung Quốc không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực nếu cần thiết.
Trên thực tế, hai cường quốc thế giới đã rơi vào thế đối đầu quân sự ở eo biển Đài Loan trong giai đoạn 1995-1996, hay còn được gọi là khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba.
Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần ba
Khủng hoảng khơi mào từ tháng 6.1995, khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton đồng ý cấp visa cho lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy. Ông Lý đến Mỹ trong chuyến thăm mang ý nghĩa cá nhân, hội ngộ các cựu sinh viên ở trường Đại học Cornell.
Tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz từng được Mỹ điều đến eo biển Đài Loan.
Đó là chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạoĐài Loan, kể từ khi Washington công nhận chính sách Một Trung Quốc năm 1979.
Trung Quốc cho rằng, quyết định của ông Clinton đã vi phạm chính sách Một Trung Quốc và đe dọa trả đũa, bao gồm trừng phạt công ty Mỹ ở Trung Quốc hoặc hỗ trợ chương trình hạt nhân của Iran.
Ngày 9.6.1995, ông Lý có bài phát biểu gây tranh cãi tại trường Đại học Cornell khiến Trung Quốc tức giận.
Tháng 7.1995, Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA) diễn tập phóng tên lửa trong 8 ngày. Tên lửa rơi xuống mục tiêu chỉ cách đảo Đài Loan kiểm soát 65 km. PLA cũng tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận đổ bộ ở tỉnh Phúc Kiến, đối diện với eo biển Đài Loan cho đến tháng 11.
Tháng 12, chính phủ Mỹ quyết định điều hai nhóm tác chiến tàu sân bay, bao gồm tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz đi qua eo biển.
Sự hiện diện của các tàu chiến MỸ được coi là lời cảnh báo về khả năng Trung Quốc tấn công Đài Loan. Trong khi đó, Mỹ bị cáo buộc can thiệp vào vấn đề nội bộ Bắc Kinh.
Lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy (trái) trong chuyến thăm đến Mỹ năm 1995.
Khủng hoảng tiếp tục kéo dài đến năm 1996. Trung Quốc cảnh báo bầu cho ông Lý trong cuộc bầu cử ở Đài Loan có nghĩa là chiến tranh. Trên thực tế, ông Lý tái đắc cử còn Bắc Kinh liên tục tổ chức tập trận phóng tên lửa và bắn đạn thật.
Khủng hoảng kết thúc ra sao?
Tháng 3.1996, sự hiện diện của các hạm đội tàu chiến hùng hậu Mỹ trước và sau cuộc bầu cử Đài Loan đã khiến cho Bắc Kinh phải dịu giọng. Ngày 28.3.1996, Ngoại trưởng Mỹ William Perry tuyên bố khủng hoảng đã kết thúc.
Cuộc khủng hoảng kết thúc với việc Trung Quốc không thể gây sức ép Đài Loan. Thay vì xua tan làn sóng ủng hộ ông Lý, lãnh đạo Đài Loan lại nhận được ủng hộ sâu rộng và chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu 54%.
Cuộc khủng hoảng cũng tạo cơ hội để Mỹ tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan. Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 3 phản ánh sự cần thiết của việc tăng cường sức mạnh quân đội Trung Quốc, hiện đại hóa trang thiết bị vũ khí, đặc biệt đối với hải quân và không quân.