Cuối cùng thì các nhà thiên văn học cũng đã có thể tìm ra lời giải đáp cho bí ẩn đằng sau việc tại sao Mặt Trời đang dần quay chậm lại.
Trung bình, cứ 1 tháng 1 lần, Mặt Trời hoàn thành vòng quanh quanh trục của nó nhưng hai thập kỉ trước, các nhà khoa học tìm ra rằng 5% thể tích ngoài của Mặt Trời quay chậm hơn phần bên trong của nó. Nghiên cứu mới này có thể sẽ cho chúng ta biết chuyện gì đã và đang xảy ra.
“Mặt Trời sẽ không dừng quay đâu, nhưng chúng tôi khám phá ra rằng bức xạ Mặt Trời cung cấp hơi ấm cho Trái Đất đang dần ‘bẻ gãy’ chính bản thân khối cầu lửa ấy, tính toán được dựa theo Thuyết tương đối Đặc biệt của Einstein, làm cho Mặt Trời dần chậm lại, bắt đầu từ khu vực bề mặt vào trong”, trưởng ban nghiên cứu Jeff Kuhn từ Viện Thiên văn học thuộc Đại học Hawaii cho biết.
Mặt Trời không xoay như một khối thể tích như Trái Đất của chúng ta, từng phần của nó xoay theo một tỉ lệ cố định, phụ thuộc vào vị trí khu vực đó so với xích đạo và so với tâm của Mặt Trời. Bởi lẽ đó, ta có hai cực Mặt Trời sẽ có tốc độ quay khác với xích đạo.
Ta cũng đã biết từ lâu rằng 5% phần vỏ ngoài của Mặt Trời quay chậm hơn phần bên trong của nó, nhưng ta chưa bao giờ tìm ra lý do của sự khác biệt này.
Để làm rõ vấn đề khoa học đã tồn tại cả thập kỷ, đội ngũ nghiên cứu đã phân tích dữ liệu quan sát Mặt Trời của NASA trong 3,5 năm trở lại đây. Hệ thống Đài thiên văn Động lực Mặt Trời này đã quan sát và thu thập thông tin về quả cầu lửa kia từ năm 2010.
Họ nhận ra rằng cứ 150km tính từ vỏ ngoài vào, tốc độ quay của lớp vỏ ấy lại thay đổi đáng kể bởi một hiệu ứng có tên “bẻ gãy photon”.
Đội ngũ nghiên cứu dự đoán rằng hiện tượng này tương tự với Hiệu ứng Poynting-Robertson, một quá trình mà tại đó bức xạ Mặt Trời làm cho bụi vũ trụ bay quanh một ngôi sao bị mất động lượng và bay chậm lại.
Có một lực xoắn nhẹ đã làm chậm tốc độ quay lớp vỏ Mặt Trời lại, nhưng ta vẫn có thể nhận thấy rõ ràng nó gây ảnh hưởng tới lớp vỏ 35.000 km bên ngoài bởi lẽ hiện tượng này đã có thể diễn ra liên tục 5 tỉ năm nay, toàn bộ tuổi thọ của Mặt Trời tính tới giờ. Đó là những gì giáo sư Kuhn kết luận.
Câu hỏi lớn hơn là ảnh hưởng của sự việc này tới từ trường Mặt Trời. Liệu nó có gây ảnh hưởng gì tới các thiết bị liên lạc hiện có trên Trái Đất không? Vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn nhưng ít ra thì, ta có được lý do ban đầu về việc tại sao Mặt Trời đang dần quay chậm lại.