Dân Việt

Đến cái kẹp tóc, ghim giấy cũng nhập từ Trung Quốc

Ngọc Vũ 27/12/2016 15:16 GMT+7
Lâu nay nhiều người mặc định doanh nghiệp Việt Nam yếu kém trong sản xuất máy móc, thiết bị. Và khi nhìn những cái kẹp tóc, ghim giấy, kim băng mang nhãn hiệu Made in China được bày bán ở các chợ, siêu thị Việt thì càng đau lòng hơn.

img

Móc chìa khóa cũng made in China

Ngày 26 và 27.12, PV Dân Việt dạo quanh chợ Đông Hà (TP.Đông Hà – chợ lớn nhất tỉnh Quảng Trị) chứng kiến rất nhiều mặt hàng mang nhãn hiệu made in Chi na được bày bán. Từ hàng thiết bị điện tử, quần áo, đồ chơi trẻ em cho đến cái kẹp tóc, ghim giấy đều được nhập từ Trung Quốc.

Bà Trần Thị T. buôn bán ở chợ Đông Hà cho biết, hàng Trung Quốc mẫu mã đẹp, giá lại mềm nên được tiêu thụ mạnh. “Ví dụ như cái kẹp tóc sản xuất ở Trung Quốc có giá 5.000 đồng thì hàng Việt Nam phải trên 8.000 đồng, hàng Thái thì vài chục nghìn đồng” – bà T. nói.

img

Kẹp tóc made in Chi na chiếm thị phần lớn ở chợ Đông Hà

Chị Phan Hương Thủy, khách mua hàng tại chợ Đông Hà cho biết, hưởng ứng lời kêu gọi Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam nên chị luôn ưu tiên dùng hàng Việt khi có thể. “Ở chợ Đông Hà, mặt hàng đồ chơi trẻ em, kẹp tóc, ghim giấy… gần như đều xuất xứ từ Trung Quốc. Nhiều lúc tôi đặt câu hỏi, các doanh nghiệp Việt không sản xuất được máy móc, thiết bị hiện đại đã đành, đằng này đến cái kẹp tóc đơn giản cũng không là sao?”.

img

Bà Nguyễn Thị Mai, Phó Chi cục Quản lý thị trường Quảng Trị cho biết, tại chợ Đông Hà nói riêng và thị trường toàn tỉnh nói chung có khoảng 30% hàng Trung Quốc, 20% hàng Thái Lan, 50% thị phần còn lại là hàng Việt Nam, Lào, Singapo… Hàng hóa Trung Quốc đa dạng từ hàng điện tử, mỹ phẩm cho đến kẹp tóc, ghim giấy, đồ chơi… “Hàng Trung Quốc tuy chất lượng thấp hơn các hàng Việt, Thái… nhưng giá rẻ, mẫu mã đẹp đã đánh vào tâm lý người tiêu dùng. Có lẽ các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến các mặt hàng nhỏ nhặt như kẹp tóc, ghim giấy” – bà Mai nói.

img

Đồ chơi trẻ em đa phần đều xuất xứ từ Trung Quốc

img

Đến cái ghim giấy mà các công sở vẫn thường dùng cũng made in China.

Tình hình nhập siêu từ Trung Quốc lên đến hàng chục tỷ USD là điều đáng lo ngại. Và nay, nhìn vào những cái kẹp tóc, kim băng...nhiều người sẽ còn ái ngại hơn.

img