Nở rộ trong cộng đồng người dùng Youtube trên thế giới từ cuối năm 2015 cho tới nay, những clip “mang danh nghĩa dành cho trẻ em” với tên gọi Spiderman vs Frozen Elsa (Người Nhện và Nữ hoàng Băng giá) đang ngày càng trở nên phổ biến và được theo dõi thường xuyên bởi hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu trẻ em mỗi ngày.
Hơn 192 triệu kết quả trả về cho từ khóa "Sperderman vs Frozen Elsa" trên Yotube
Sức hút của những clip dạng này đến từ các nhân vật do người thật đóng, với cách hóa trang và ăn mặc giống hệt dàn nhân vật chính trong các bộ phim hoạt hình và bom tấn đình đám như Người Nhện, Elsa hay mụ phù thủy Maleficent,…
Video "trá hình" dành cho trẻ em
Cùng âm nhạc và hình ảnh sống động, các clip này có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của các bạn nhỏ. Thế nhưng chỉ cần dõi qua một đoạn ngắn trong bất kỳ clip “Người Nhện Elsa” nào trên Youtube, nhiều bậc phụ huynh không khỏi cảm thấy giật mình bởi những chi tiết bạo lực, sexy thậm chí là ghê rợn xuất hiện nhan nhảm trước mặt con em mình.
Con em chúng ta đang hàng ngày bị đầu độc vào đầu những hình ảnh phản cảm như thế này
Không khó để tìm được những phân cảnh ân ái của anh chàng Người Nhện với Nữ hoàng Băng Giá, hay cảnh tên hề Joker bị đánh hội đồng bởi cả đám những nhân vật hoạt hình từng được coi là hiện thân cho chính nghĩa và lẽ phải...
Còn còn đó là vô số những chi tiết, hình ảnh phản cảm đang và đã được truyền tải tới các bé thông qua những clip trá hình này. Vậy vì sao những clip “Người Nhện và Elsa” ra đời ngày càng nhiều dù chúng chẳng có bất cứ vai trò hay lợi ích nào về mặt giáo dục cho giới trẻ?
Câu trả lời đến từ doanh thu khủng mà những clip dạng này mang lại cho người sản xuất ra chúng. Hiện việc kiếm tiền online qua Yotube đã không còn quá mới mẻ trên thế giới và cả ở Việt Nam. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào cuộc chơi đầy tính cam go này của ông lớn Yotube và đứng đằng sau là Google.
Theo đó, người dùng chỉ cần đăng tải clip chứa nội dung thu hút lượt xem lên kênh Youtube của mình, sau đó cho phép quảng cáo hiển thị trên clip. Những mẩu quảng cáo này được điều phối bởi Google và tạo ra lợi nhuận dựa trên nguyên tắc tính tiền cho mỗi cú nhấp chuột và xem quảng cáo.
Bằng cách này, nhiều người đã kiếm được thu nhập hàng trăm ngàn đôla một tháng và trở thành nơi kiếm tiền béo bở cho cộng đồng người dùng mạng.
Chi tiết nhạy cảm người lớn cũng được bê nguyên vào clip trá hình dành cho trẻ em
Hơn 1 tỷ đồng doanh thu nhờ Youtube và góc khuất đằng sau đó
Theo anh Vũ Minh Chuyên, một trong những người đi đầu trào lưu kiếm tiền trên Youtube tại Việt Nam cho biết: "Video càng nhiều lượt xem thì khả năng kiếm được tiền càng cao, trong đó những clip có chủ đề dành cho thiếu nhi luôn sở hữu lượng view khủng ở bất cứ quốc gia nào, và thế là nhà nhà, người người cùng nhau lao vào kiếm chác ở mảng này".
Thoạt đầu, họ chỉ quan tâm là những clip quay lại cảnh “mở hộp” những món đồ chơi mới, hay bóc những quả trứng nhiều màu với những nhân vật hoạt hình bằng nhựa ẩn bên trong.
Về sau, các clip dạng này được biến tấu thành những đoạn video do người thật đóng, cosplay lại các nhân vật mà trẻ em yêu thích. Toy Monster Compilations là một trong những nhóm đầu tiên mở ra trào lưu này trên Youtube.
Quay lại các clip phản cảm ở trên đã đề cập, theo anh Chuyên, trung bình 1000 lượt view có thể đem lại 3 đến 5 đôla, vậy với 100 triệu lượt xem (tùy theo mức độ thu hút của clip) đã mang về cho người đăng tải 30,000 đến 50,000 đô (hơn 1,1 tỷ đồng).
Đây là số tiền khủng đủ để khiến “những nhà làm phim nghiệp dư” dành toàn tâm toàn sức cho ra đời những clip dạng này, dù cho chính họ cũng biết rằng nó có ảnh hưởng xấu tới trẻ em.
Lượt xem khủng đồng nghĩa với thu nhập khủng đến từ những clip này
Tại Việt Nam, nhiều nhóm kiếm tiền trên Youtube cũng đã bắt tay vào thực hiện những clip “Người Nhện vs Elsa” từ năm 2016. Cũng với lối diễn phản cảm, không có nội dung và mang đầy bạo lực, những “đội ngũ Youtuber” này đang hàng ngày đầu độc vào đầu thế hệ trẻ nước nhà thứ văn hóa nhem nhuốc, phản giáo dục.
Theo tiết lộ của nhiều “pro” trong giới MMO Việt Nam (Kiếm tiền Online), hàng tháng mỗi nhóm sản xuất clip có thể kiếm được từ 50 tới hơn 300 triệu VNĐ, con số này có thể tăng lên nhiều lần nữa nếu nhóm có thể sản xuất ra những nội dung thuộc chủ đề ăn khách khác như hài hay gameshow...
Những clip “dành cho trẻ em trá hình” này thậm chí còn được bảo trợ và phát hành bởi những Network lớn có tiếng tăm trong nước khiến các bậc phụ huynh không biết đường nào mà lần.
Hệ quả khôn lường
“Những ngày đầu thấy bé nhà mình chăm xem các video Người Nhện trên mạng, tôi khá yên tâm vì đó toàn là những nhân vật hoạt hình dành cho trẻ em. Thế nhưng sau đó tôi đã sốc khi phát hiện họ (những người cosplay trong clip) lại diễn theo một hướng hoàn toàn khác.
Kỳ lạ là bé nhà tôi và cả những đứa trẻ hàng xóm khác đều rất say mê các clip của nhóm người này làm, khó khăn lắm tôi mới “cai” được cho bé nhà mình”, chị Hiền, phụ huynh của một bé trai 4 tuổi chia sẻ.
Đã bao giờ bạn tự hỏi con em mình nghĩ gì khi xem những cảnh như thế này?
Một nghiên cứu trên Kidsplanet chỉ ra rằng, những clip bạo lực xuất hiện nhan nhảm hiện nay có ảnh hưởng lớn tới ý thức và tâm lý của trẻ nếu theo dõi chúng trong một thời gian dài. Ngoài chứng tự kỷ, trẻ còn có thể bị lây nhiễm tính hung hăng, đem những điều thấy được trong thế giới ảo ra áp dụng ở ngoài đời thực, nó đem tới những hệ quả khôn lường cho trẻ trong tương lai.
Ngay từ bây giờ, các bậc phụ huynh có thể bảo vệ con em mình bằng cách kiên quyết cách ly các em khỏi những clip thiếu tính giáo dục như vậy, đồng thời chặn các kênh Youtube không tốt bằng phần mềm hoặc Add-on trên trình duyệt.