Thậm chí đây còn là một trong những địa chỉ thuận lợi, thị trường tuyệt vời cho các cặp vợ chồng từ phương Tây. Đẻ thuê ở Italia được coi là bất hợp pháp, nhưng không ít người vẫn tiếp cận và sử dụng các thông tin được trình bày rõ ràng bằng tiếng Ý qua trang web của các đại lý Ukraine. Không lẽ để có một đứa con có thể chấp nhận làm mọi cách? Các quyền của trẻ em có được tôn trọng trong những trường hợp như vậy?
Hãng tin Sputnik đã phỏng vấn ông Filippo Savarese, lãnh đạo các tổ chức Generazione Famiglia và CitizenGO.
Dịch vụ đẻ thuê bùng nổ ở các nước nơi có chỉ số tương đối cao về người nghèo như Ấn Độ hay Ukraina. Liệu có thể nói rằng, điều này chỉ càng nhấn mạnh sự không mấy khác biệt giữa dịch vụ mẹ đẻ hộ và biến cơ thể người phụ nữ nghèo thành món hàng?
- Đây là một trong nhiều thực tại mà các nước nghèo nhất phải đối mặt. Tuy nhiên, nó cũng liên quan tới thế giới phương Tây, nơi cuộc sống và cơ thể con người trở thành một thứ hàng hóa. Tôi đang nói về phương Tây, bởi chính các cặp vợ chồng phương Tây đến Ấn Độ hay Ukraina để mua và đẻ con như thể chúng là thứ có thể sắm được.
Từ lâu cộng đồng quốc tế đã cần tới lúc nhìn nhận vấn đề rất nghiêm trọng này như xem xét chế độ nô lệ và nạn mại dâm.
Ở Italia, hoạt động đẻ thuê bị cấm nhưng nhiều người sử dụng dịch vụ của các nước khác ví dụ như Ukraine, qua các trang web trình bày thông tin chi tiết đã được dịch sang tiếng Ý.
- Ở Italia cấm đẻ thuê, nhưng cần thiết ngăn chặn cả việc tài trợ và quảng cáo cho hoạt động này. Điều đáng tiếc là các thẩm phán đã công nhận những người mua trẻ là cha mẹ chúng khi họ trở về từ nước ngoài và giải thích tình trạng có con theo họ, rằng việc đứa trẻ được nuôi trong gia đình đã mua nó là phù hợp với quyền lợi của trẻ em. Chúng tôi cho rằng đó là nghịch lý — công nhận quyền làm cha mẹ của những người đã trả tiền cho một phụ nữ để cô ấy trao cho họ đứa con, khi ít nhất một trong những người mua nó không phải là cha mẹ sinh học.
Ông sẽ nói gì với những cặp vợ chồng không thể có con và các cặp đồng tính muốn có con hy vọng sử dụng dịch vụ như vậy?
- Tôi sẽ nói rằng, con không phải là thứ có thể mua hoặc lấy ở đâu đó về. Mỗi đứa trẻ cũng có những quyền lợi và nhân phẩm. Trước hết chúng ta là con người và sau đó mới là vấn đề con ai, không ai có thể biến người khác thành đối tượng pháp luật.
Những dịch vụ như vậy đang biến cuộc sống của chúng ta thành một sản phẩm, đối tượng kinh doanh. Trong lĩnh vực này xuất hiện những dịch vụ hợp pháp mang tính chất y tế và thương mại, phục vụ các cặp vợ chồng dị tính và đồng tính. Nhưng sự mua bán người chỉ có thể gọi là chế độ nô lệ.