Người đàn ông trong ảnh tên Rasta, là một nhà địa lý chưa hề qua trường lớp nào. Trong 15 năm qua, ông đã tham gia đào hàng chục căn hầm để tìm kiếm kim cương. Tất cả công việc đều được làm bằng tay rất nguy hiểm, và đương nhiên là bất hợp pháp. Một căn hầm ông mở năm 2012 đã sập sau vài tháng, khiến 10 người chết.
Tuy nhiên, Rasta vẫn tiếp tục làm việc. Ông là kẻ nổi tiếng trong ngành khai thác mỏ bất hợp pháp. Tại vùng đất này, người ta thất nghiệp và nghèo đói, nên dù lời lãi chẳng được bao nhiêu, Rasta vẫn là hy vọng cho hàng trăm người vì mưu sinh mà mạo hiểm cuộc sống và vi phạm pháp luật.
Namaqualand cằn cỗi
Các công ty khai thác thường được yêu cầu cải tạo lại những mỏ cũ, nhưng đất đai khô cằn không có nổi cỏ dại cho thấy họ chẳng làm điều đó. "Tôi chẳng quan tâm. Họ đâu có biết chúng tôi vất vả thế nào để tồn tại. Mặc xác chính phủ", Rasta vừa nói vừa trèo xuống dưới. Vào được vài mét, đất đá bốc mùi ẩm ướt. Lối vào chỉ đủ cho một người bò, đem theo dụng cụ và đẽo đá. Cát sỏi được chứa vào bao để vứt đi hoặc dùng vào mục đích khác.
Vùng đất "chó ăn đá, gà ăn sỏi"
Cách đây vài tuần, Rasta cùng 6 đồng nghiệp tìm được bốn viên kim cương từ 0,6 tới 1,1 carat với giá khoảng 1.800, quá bèo bọt so với giá trị thật và công sức mà họ bỏ ra dưới căn hầm thiếu khí, vì đó là hàng bất hợp pháp.
Nếu bị bắt quả tang, những người thợ như Rasta sẽ bị bắt phạt tiền khoảng 900 USD, gấp 5 lần chuẩn nghèo của quốc gia mà nửa dân số không vượt qua nổi, cộng thêm 2 năm tù giam. Việc khai thác bất hợp pháp tại Namaqualand không chỉ dừng lại ở kim cương mà còn đủ các loại khoáng sản và cả cát sông.
Hai người thợ khai thác đơn lẻ
Lều trại của thợ mỏ
Dù tài nguyên dường như vô tận, Nam Phi vẫn đối mặt với nạn thất nghiệp và chênh lệch giàu nghèo quá lớn. Việc thực thi pháp luật lỏng lẻo, các băng nhóm lộng hành càng khiến việc khai thác mỏ bất hợp pháp càng phát triển mạnh, giá trị lên tới 440 triệu USD, gấp ba lần GPD Nam Phi.
Đãi cát tìm kim cương
Sau vụ 10 thợ mỏ chết, không có thêm tai nạn nào được ghi nhận nhưng thực tế có hơn 350 người đã chết trong năm qua. Rasta đổ lỗi việc này là do chính phủ: "Họ cần phải xem xét cấp giấy phép hành nghề thay vì coi chúng tôi như kẻ trộm". Cảnh sát từng đột kích vào lán trại, đốt hết lương thực, quần áo, chăn màn. Thông thường, các cuộc tuần tra thường được báo trước theo cách nào đó, nhưng lần này không vậy. Rasta ngụ ý rằng cảnh sát đã vi phạm "luật chơi". Những người thợ mặc quần áo vá tạm từ vải vụn, sau đó đi cả chục cây số lấy dụng cụ làm việc và quay lại ngay trong đêm hôm sau.
Lối vào một hầm mỏ
"Cuộc sống của chúng tôi gắn liền với đất. Chẳng còn cách nào khác nên tôi sẽ không dừng lại", một người thợ tên Challa nói.
Người được giao nhiệm vụ ngăn chặn khai thác mỏ trái phép chỉ có mình William Diergaardt, cảnh sát trưởng ở Komaggas, trung tâm Namaqualand. "Cộng đồng này đã hư hỏng hết. Trước kia người ta tôn trọng nhau. Giờ trẻ em trong những gia đình không toàn vẹn mà cha mẹ đều đi đào mỏ không được đi học, hay lang thang nay đây mai đó và uống rượu khi còn nhỏ.", ông nói.
William Diergaardt
Diergaardt thừa nhận rằng đó không phải là nhiệm vụ ưu tiên khi mà cả cơ quan chỉ có chưa tới chục cán bộ tuần tra, còn máy xúc thì hàng trăm chiếc. Một người tới địa điểm này, những công nhân đó chỉ việc trốn đi nơi khác. Không thể kiểm tra toàn bộ vùng cùng một lúc. "Đôi khi họ miệt mài đào trong các mỏ cũ vốn yếu và rất nguy hiểm. Đó là lý do chúng tôi phải can thiệp", Diergaardt giải thích. Trước khi hầm sập, bụi và cát thường rơi xuống như một làn sương mỏng và việc chứng kiến đồng nghiệp chết một cách bi thảm khá bình thường với dân khai thác.
Về đêm, họ tranh thủ hút cần sa và lên kế hoạch khai thác về đêm khi ăn tối bằng bánh mì nướng bằng than cùng súp được nấu với rau trộn lẫn thịt và cơm, nhưng sớm mệt mỏi và bỏ cuộc.
Họ thức dậy 1 tiếng sau khi mặt trời mọc và bắt đầu đào tiếp vào khoảng 10h để đào tiếp và sẽ đãi kim cương sau khi bao đất đã đầy. Chúng sẽ được lọc bỏ sỏi và cát, rồi rửa lại thêm một lần nữa. Challa cho biết sắp tới sinh nhật mẹ, nhưng anh chẳng đủ tiền mua nổi cho bà một món quà. Hết cả ngày, Challa chẳng kiếm được gì, nhưng anh đã quen với việc đó.
Thành quả hiếm hoi
Bình thường, Rasta vẫn chào hỏi cảnh sát khi họ đi qua khu vực. "Họ thừa biết tôi làm gì, nhưng không làm gì tôi trừ khi bắt quả tang. Chúng tôi tôn trọng lẫn nhau. Nhiệm vụ của họ là bắt tôi, còn việc của tôi là phải xoay sở để thoát", Rasta nói.