Thế giới từng ghi nhận rất nhiều vụ cướp táo tợn gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Một số nhanh chóng bị lãng quên, nhưng có những vụ án người ta vẫn ghi nhớ và kể lại nhiều thập kỷ sau đó. Loạt bài “Những phi vụ cướp chấn động thế giới” sẽ hé lộ chi tiết ly kỳ sau mỗi lần gây án của những tên cướp ranh ma. |
Cảnh sát nhanh chóng có mặt tại hiện trường khi nhận được thông báo.
Chỉ trong ít phút, bọn cướp đã lấy đi hơn 1,2 triệu USD tiền mặt và rất nhiều séc, phiếu gửi tiền và chứng khoán trị giá hơn 1,5 triệu USD. Vào thời điểm đó, đây là vụ cướp ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, được thực hiện hết sức gọn gàng và trơn tru với rất ít manh mối để lại hiện trường.
Để thực hiện “vụ cướp thế kỷ” này, nhóm cướp đã lên kế hoạch cẩn thận từ tận 18 tháng trước. Theo đó, trước khi ra tay, chúng đã dành thời gian nghiên cứu lịch trình của các nhân viên Ngân hàng Brink cũng như công việc của họ, giám sát mọi hoạt động ở đây từ một tòa nhà gần đó, thậm chí còn đột nhập vào ngân hàng khi đã hết giờ làm việc để tìm hiểu đường đi lối lại bên trong.
18h55 ngày 17/1/1950, 7 người đàn ông mặc trang phục tương tự nhân viên Brink với áo khoác kiểu hải quân, đeo găng tay, đi giày có đế cao su, đội mũ tài xế và đeo mặt nạ Halloween từ đâu xông vào Ngân hàng Brink.
Lúc đó, chỉ có 5 nhân viên ở lại kiểm tra và cất tiền của khách hàng. Nhanh chóng, chúng trói và bịt miệng họ rồi cuỗm khoảng 2,7 triệu USD, ung dung bước ra khỏi ngân hàng khi đồng hồ điểm 19h30.
Những tên cướp nhanh chóng chia nhau 1 phần số tiền và thống nhất cất số còn lại đi cho tới 6 năm sau – hạn chót của 1 vụ án theo quy định của luật pháp Mỹ. Sau đó, chúng chia tay và đi theo con đường riêng của mình.
Khi bọn cướp vừa tẩu thoát, một nhân viên ngân hàng đã gọi điện tới Sở cảnh sát Boston. Ngay lập tức, lực lượng an ninh có mặt nhưng chỉ tìm thấy vài manh mối nhỏ, đó là những sợi dây thừng mà bọn cướp dùng để trói nhân viên và 1 chiếc mũ tài xế mà chúng để lại.
Vì tính chất nghiêm trọng của vụ án, FBI nhanh chóng bắt tay vào điều tra. Ngân hàng Brink cũng đưa ra phần thưởng trị giá 100.000 USD cho người cung cấp thông tin về nhóm tội phạm.
Trong lúc vụ án đang dần rơi vào bế tắc thì cảnh sát tìm thấy chiếc xe tải màu xanh lá cây của hãng Ford sản xuất năm 1949 bị đánh cắp 1 tuần trước khi xảy ra vụ cướp tại Stoughton, Massachusetts, gần nhà người đàn ông tên là Joseph James O’Keefe. Tuy nhiên, tên này cùng với 1 đồng phạm là Stanley Albert Gusciora vừa bị bắt giữ với cáo buộc gây ra 1 vụ trộm ở Pennsylvania.
Chân dung Anthony Pino – 1 trong 7 tên cướp.
Theo một nguồn tin mà cảnh sát nhận được, 2 tên này đã khăng khăng đòi sử dụng một phần số tiền cướp ở Ngân hàng Brink để thuê luật sư biện hộ. Các nhân viên FBI đã cố gắng nói chuyện với O'Keefe và Gusciora trong tù nhưng cả 2 cùng giữ im lặng.
Tuy vậy, sau nhiều điều bất mãn với đồng bọn, O’Keefe cuối cùng đã khai báo tất cả. Ngày 12/1/1956, 6 thành viên còn lại của băng cướp gồm Baker, Costa, Geagan, Maffie, McGinnis và Pino bị FBI bắt giữ.
Gusciora chết ngày 9/7 do phù não trước khi diễn ra phiên tòa. Faherty và Richardson bị bắt ở Dorchester, bang Massachusetts vào tháng 5/1956. Trial bị bắt ngày 6/8/1956. Banfield thì đã chết.
Tháng 10/1956, tòa án tuyên phạt tất cả mức án tù chung thân. Riêng O'Keefe vì có công khai báo nên chỉ phải chịu 4 năm tù và đã được thả ra vào năm 1960.
Băng cướp thế kỷ đã phải đền tội nhưng số tiền hơn 1 triệu USD trong tổng số 2,7 triệu USD USD bị cướp đã không bao giờ trở về với chủ nhân thật sự của nó.
----------------------------------------------------------
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của “Những phi vụ cướp chấn động thế giới” vào 4h, ngày 7/2/2017.