Dân Việt

Điểm danh những lễ hội phồn thực táo bạo nhất Việt Nam

Phương Hoa (Tổng hợp) 09/02/2017 12:20 GMT+7
Linh tinh tình phộc, rước "của quý" tại Ná Nhèm hay Ông Đùng, bà Đà là những lễ hội phồn thực táo bạo nhất ở Việt Nam khiến người xem đỏ mặt.

1. Lễ hội Linh tinh tình phộc

Cứ vào đêm 11 và 12 tháng Giêng (âm lịch) mỗi năm, tại miếu Trò (miếu Đụ Đị, ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) lại diễn ra lễ hội Trò Trám (hay còn gọi là lễ hội Linh tinh tình phộc).

img

Nõ và nường đâm vào nhau "phộc phộc phộc" ba cái trúng phóc khiến người xem mãn nhãn, sung sướng (Ảnh: Hồng Phú).

Nhiều du khách đến đây thích thú với tiết mục Trò Trám mang lại tiếng cười hài hước bởi những câu hò đối đáp mang đậm tín ngưỡng phồn thực như: “Gặp đây em mới hỏi chàng /Cái gì lủng lẳng một gang trong quần/ Nàng hỏi thì ta thưa rằng/Cái đeo lủng lẳng là giằng cối xay”. Các “diễn viên” của đoàn trò là người dân trong làng và mở đầu bằng những trò diễn dân gian “Tứ dân chi nghiệp” với hoạt cảnh gắn liền với bốn nghề chính: Sĩ, nông, công, thương.

Điểm hấp dẫn nhất trong lễ hội chính là nghi thức "tình phộc" trong lễ Mật. Đây được coi là lễ hội để tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của người dân làm nông nghiệp. Lễ hội vừa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

img

Vợ chồng anh Chử Đức Chiến và chị Bùi Thị Thanh Huyền vinh dự được chọn làm “chuyện người lớn” trong Lễ Mật (Ảnh: Hồng Phú).

Vào thời khắc 12 h đêm, nhiều du khách chen chân vào miếu để tận mắt chứng kiến đôi trai gái làm "chuyện ấy". Nhiều người bủa vây xung quanh miếu, bám cửa sổ, kiệu nhau, người thì dùng điện thoại, gậy tự sướng giơ lên cao để quay video.. Cụ thủ từ lấy hòm thiêng bên trong chứa sinh thực khí của nam (Nõ) và sinh thực khí của nữ (Nường) rồi cụ trao cho cặp vợ chồng đã được ban tổ chức lựa chọn.

Sau đó, đèn nến được tắt hết. Cụ thủ từ hô khẩu lệnh “linh tinh tình phộc” và người nam dùng Nõ đâm “phộc” vào Nường. Dân làng quan niệm nếu đâm trúng 3 lần thì năm đó âm dương hoà hợp, cây cối xanh tươi, mùa màng tươi tốt.

Theo ông Nguyễn Thành Ngữ (69 Tuổi, người trông miếu Trò), lượng du khách năm nay đến tham dự lễ hội đông hơn mọi năm”.

3. Lễ hội rước "của quý" tại Ná Nhèm

Ná Nhèm (tiếng Tày, nghĩa là mặt nhọ) là lễ hội truyền thống hết sức đặc sắc của người Tày ở khu vực cửa đình Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng. Trước đây, lễ hội được tổ chức theo chu kỳ 3 năm 1 lần. Lễ hội với lễ rước tàng thinh, mặt nguyệt (sinh thực khí nam nữ) đã đưa tên Ná Nhèm lên bản đồ lễ hội “phồn thực” táo bạo nhất Việt Nam.

img

Đây là sinh thực khí có kích thước "khủng" nhất Việt Nam tại lễ hội năm 2016 (Ảnh: Triệu Quang).

Theo Tiền Phong, Ths Bàn Tuấn Năng, người có 5 năm nghiên cứu và phục dựng lễ hội cho biết Ná Nhèm (theo tiếng Tày nghĩa là mặt nhọ) không chỉ là lễ hội dân gian thông thường mà lễ hội đặc biệt của hai dòng họ vốn gốc họ Mạc nhưng phải thay tên đổi họ để tránh họa tru di, truy sát của Lê Trịnh.

Sử cũ ghi có ngày sau khi triều Mạc thất thủ, Lê Trịnh giết đến 2.000 người họ Mạc trong một ngày. Họ Hoàng và họ Bế đã vượt qua các ràng buộc của Nho giáo để vác sinh thực khí Nam Nữ đi cung tiến cho đức Vua của chính mình. Về bản chất đây chỉ là việc con cháu gốc họ Mạc mượn tín ngưỡng phồn thực để biểu đạt mong ước đức Vua phù trợ cho dòng họ lớn mạnh, để lại sớm rèn đao, luyện gươm củng cố sức mạnh từ dòng họ, làng bản đến quốc gia.

Khác với lễ hội phồn thực khác, tàng thinh mặt nguyệt ở đây là lễ vật cúng tế, cuối ngày được đem ra đốt. Dàn trai tráng rước tàng thinh mặt nguyệt bôi mặt nhọ biểu trưng cho việc ẩn danh, cũng là nghi thức lạ, không có ở bất cứ đâu. Mỗi năm có thể thay đổi tạo hình.

img

Người dân và du khách thích thú trước hình ảnh sinh thực khí nam, nhiều người mong muốn sờ vào sinh thực khí để cầu may (Ảnh: Công Phương).

Tàng thinh 50 năm trở về trước hình que bằng cổ chân, mặt nguyệt làm từ cạp thúng, có lúc từ cái mâm. Lúc bắt đầu phục dựng, các cụ bàn bạc “ngày xưa có khoảng một trăm người dự, tàng thinh bé không sao, nay có cả vạn người, lễ vật bé thế nhìn chẳng thấy”.

Mỗi năm kể từ 2012, mẫu tàng thinh được thay đổi chỉnh sửa dần nhưng vẫn chưa bắt mắt, tới năm 2016 mẫu lễ vật gây tranh cãi ồn ào trong dư luận và truyền thông. Kích cỡ táo bạo và màu sơn hồng bị chê trách là bắt chước lễ hội “rước của quí” của Nhật Bản.

3. Lễ hội “Ông Đùng bà Đà”

Vào ngày 14.4 âm lịch hàng năm, tại Đền thờ bà chúa Muối thuộc làng Quang Lang, xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình sẽ diễn ra lễ hội "ông Đùng, bà Đà". Lễ hội là nơi gửi gắm ước vọng của những người dân làng muối về sự sản sinh, sinh sôi, dồi dào.

Theo cinet, bà chúa Muối - có tên thật là Nguyệt Ánh. Truyền thuyết kể lại rằng: Một hôm, khi chở muối trên một chuyến đò, Nguyệt Ánh gặp thuyền của vua Trần Anh Tông trên sông Hồng. Mấy người chèo thuyền khát nước, liền gọi đò cô bán muối đến và xin nước uống. Chợt thấy người con gái e lệ, dịu dàng, vua đón sang thuyền mình và sau đó lập làm vợ ba.

Sống trong cung điện nhưng nàng không nguôi nhớ về quê nhà, vua đành phải đồng ý xuất lụa là, vàng bạc cho nàng về quê. Không lâu, bà lâm bệnh nặng qua đời. Nhà vua sắc phong cho bà làm Phúc thần, người dân làng Quang Lang biết ơn bà lập đền thờ bà chúa Muối ngày nay.

Lễ hội đặc sắc với điệu múa ông Đùng, bà Đà nhằm cầu mong sự sinh sôi, thịnh vượng với các hình nộm. Trong khi múa người ta xướng vang những câu tụng ca công đức của bà chúa Muối như: "Lạy chúa! Muối của chúa năm nay được mùa lắm! Lạy chúa, lạy chúa…".

Khi múa, hình nộm lúc nghiêng ngả, quay sang phải, sang trái, cho ông bà có cơ hội "bày tỏ" tình cảm vui mừng với nhau. Các vai ông Đùng, bà Đà phải phối hợp sao cho những lần giáp mặt, thân chập vào nhau. Người Quang Lang giải thích đó là lúc ông bà đang "ăn nằm" với nhau.

Sau đó, đoàn múa ra khỏi Đền và đi quanh làng, dân làng đi theo nhộn nhịp, vừa đi vừa hát múa. Lúc đám rước quay về tới Đền thì dân làng vội vã xô nhau vào để lấy cho được một nan nứa trên hình nộm hai ông bà về cắm vào ruộng, vào vườn, trên thuyền để lấy may.