Tiểu liên AK-74 – dù ra đời từ những năm 1970 nhưng đây là khẩu súng trường tấn công có uy lực rất lớn, dễ bảo trì, tác chiến trong mọi điều kiện khắc nghiệt. Tuy Quân đội Nga sẽ sớm nhận được khẩu AK-12 tốt hơn, hiện đại hơn nhưng trong 10-20 năm tới thì AK-74 vẫn là vũ khí cá nhân “xương sống” Lục quân Nga. Ảnh TASS
Súng bắn tỉa Dragunov (SVD) hiện vẫn là vũ khí chủ lực của lực lượng đặc nhiệm Nga mặc dù loại súng này sẽ được Quân đội Nga thay thế bởi súng bắn tỉa SVK của hãng Kalashnikov hiện đại hơn trong tương lai. Ảnh TASS
Súng phóng lựu tự động AGS-17 30mm là một trong những vũ khí có khả năng sát thương bộ binh rất mạnh mẽ. Nó thậm chí được coi là khắc tinh của chiến thuật biển người. Ảnh TASS
Súng chống tăng RPG-7 là loại súng chống tăng cá nhân không giật, còn được gọi là B41 theo cách gọi của Việt Nam. Mặc dù loại súng này đơn giản nhưng đã từng gây khiếp đảm cho xe tăng của đối phương trong các cuộc chiến trước đây. Ảnh TASS
Pháo kéo xe 152mm D-20 hiện có mặt ở hơn 18 quốc gia và được sử dụng trong các cuộc xung đột ở Trung Đông, chiến tranh Việt Nam và Afghanistan. Tuy khá nặng và khó kéo theo trên trận địa nhưng bù lại chúng có thể đạt tầm bắn đến 17,4 km và hỏa lực rất mạnh. Ảnh TASS
Pháo tự hành 2S4 Tyulpan 240mm có khối lượng 27,5 tấn, kíp xe 5 thành viên. Tổ hợp được lắp đặt trên nóc xe bao gồm gồm hệ thống thủy lực, cơ cấu tầm và hướng, kính ngắm toàn cảnh… phục vụ tác chiến tối ưu nhất. Ảnh TASS
Hệ thống pháo phản lực Tornado-G 122mm là nỗi khiếp đảm của đối phương bởi uy lực mạnh mẽ của nó, một loạt đạn Tornado có khả năng bao trùm 1 diện tích bằng 30 sân bóng đá, tương đương với 14,5 ha, mọi công trình, trang thiết bị, sinh lực hoặc phương tiện sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Ảnh TASS
Pháo phản lực Smerch được trang bị 12 ống phóng cỡ nòng 300 mm. Một xe phóng của tổ hợp pháo phản lực Smerch có thể hủy diệt mọi sinh vật sống trên diện tích 67 hecta từ khoảng cách 90 km. Ảnh TASS
Pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A Solnstepyok được gọi là vũ khí nguyên tử không phóng xạ bởi chúng tỏa ra nhiệt độ cực cao, tạo ra xung quanh điểm nổ vùng chân không trong khoảng thời gian ngắn. Ảnh TASS
Hệ thống tên lửa chống tăng Kornet có tầm bắn 150-10.000m, hệ điều khiển tự động, định hướng từ xa trong tia laser, có khả năng chống nhiễu cao và có thể tấn công đồng thời 2 mục tiêu. Ảnh TASS
Tổ hợp tên lửa “Igla”- S được phát triển để phá hủy các mục tiêu bay thấp. Tổ hợp có khả năng hoạt động trên nền tự nhiên hoặc có nhiễu động nhiệt nhân tạo (bẫy nhiệt) do mục tiêu tạo ra. Ảnh TASS
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1 được Tập đoàn Almaz Antey (Nga) thiết kế, chế tạo để tiêu diệt các mục tiêu như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, bom dẫn đường, UAV… Ảnh TASS
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2 được xếp vào danh sách những hệ thống tên lửa đất đối không đáng sợ nhất thế giới, đủ khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu bay (kể cả chiến đấu cơ thế hệ 5). Ảnh TASS
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là tên lửa đất đối không thuộc hàng mạnh nhất trên thị trường hiện nay, S300 được đánh giá là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo từ tầm xa 150km và ở độ cao 27km. Ảnh TASS
T-90 là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống bảo vệ 4 lớp để chống lại các tên lửa, chặn các loại đạn chống tăng và nó được coi là mẫu xe tăng có khả năng phòng vệ tốt nhất thế giới. Đây là “quả đấm thép mạnh mẽ” của Lục quân Nga trên chiến trường. Ảnh TASS