Cải tạo đất chua phù hợp với cây lúa
Diện tích gieo trồng lúa cả năm của Hà Nội gần 200.000ha, là một trong những tỉnh, thành của miền Bắc có diện tích lúa nhiều nhất, chỉ sau tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, diện tích lúa gieo cấy trên đất chua trũng khoảng 40%, tập trung ở phía nam thành phố được coi là vựa lúa như: Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ…
Bón phân Văn Điển giúp cây lúa tăng năng suất, chất lượng trên vùng đất chua trũng Hà Nội. Ảnh: I.T
Do những nơi này là huyện ngoại thành, nhiều người ra thành phố làm ăn sinh sống nên lao động thiếu. Với đặc điểm như trên, phân Văn Điển đã gắn bó với bà con nông dân ở đây từ hơn 50 năm qua và nông dân coi phân Văn Điển là tiền đề để mở đường cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng; nó góp phần "khử chua, giải độc; bồi bổ đất quê hương". Theo các nhà khoa học, phân Văn Điển đặc biệt thích hợp với đất chua, phèn.
Phân Văn Điển có tính kiềm với tỷ lệ can xi (vôi tương đối cao) nên có tác dụng cải tạo đất chua, nâng dần độ pH của đất để phù hợp với cây lúa (biểu hiện đất chua là ruộng có nhiều rong, rêu, cỏ bợ, cỏ lăn, cỏ lác, nổi váng vàng trên mặt nước, lúa hay bị nghẹt rễ. Thông qua phản ứng kết hợp với lân hạn chế độc hại của Fe, Al di động nên khắc phục được bệnh nghẹt rễ. Lân Văn Điển là loại lân chậm tan, chỉ tan trong môi trường a xít yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi, hạn chế bị cố định lân, không để lại tồn dư chất độc hại, thân thiện với môi trường.
Giúp đất tơi xốp, đỡ lầy thụt
Phân lân hoặc phân NPK Văn Điển khác các loại phân thông thường là ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, ka li còn có các chất trung và vi lượng nên ngoài việc cung cấp cho cây đủ 16 nguyên tố thiết yếu, chất trung, vi lượng còn có tác dụng cải tạo lý, hóa tính của đất; giúp cho đất thêm tơi xốp, đỡ lầy thụt, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động, tăng khả năng hấp thu nước và phân bón, bổ sung các chất mà đất thiếu hụt giúp cân bằng dinh dưỡng. Điều đó rất cần thiết, giúp cho thâm canh, tăng năng suất, chất lượng cây trồng vì các giống lúa năng suất cao gieo trồng trên loại đất trên cần nhiều dinh dưỡng. Bón phân NPK Văn Điển chỉ phải bón 2 lần lót và thúc nên giảm được công lao động, giúp khắc phục một phần thiếu nhân công. Bón phân đơn đạm, lân, kali phải chia làm nhiều lần vừa tốn công lại hay bón muộn, bón lai rai sẽ có hại cho cây lúa.
Cũng do các chất dinh dưỡng trong phân Văn Điển cân đối, các chất trung vi lượng có trong phân đặc biệt cần thiết đối với các giống lúa chất lượng: giúp năng suất tăng 5-7%, giảm tỷ lệ lép lửng, tăng tỷ lệ gạo nguyên 4,9%, hàm lượng tinh bột tăng 1,4 - 3,4%, hàm lượng Protein tổng số tăng 0,5%. Đạt tỷ lệ xay xát cao hơn và thóc gạo dễ bảo quản, cơm ngon hơn, tăng vị dẻo, mềm, thơm đậm. Ví dụ: Phân NPK VĐ: 6-11-2 có thành phần dinh dưỡng N: 6%; P205: 11%; K20: 2%; S: 2%, Mg0: 10%, Ca0: 20%, Si02: 12% và các chất vi lượng: Zn, B, Fe, Cu, Co, Mn… Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho lúa có 2 loại: Bón lót: NPK: 6-11-2, 25kg/sào. Bón trước khi bừa cấy hoặc bón xong cào qua 1 lượt để phân vùi sâu vào đất đỡ bị rửa trôi. Bón thúc NPK: 16-5-17, 10-12kg/sào bón khi lúa bén chân, bắt đầu đẻ nhánh (vụ xuân sau cấy 10-15 ngày), bón trước khi vào cỏ. Bón đủ 2 loại phân thúc và lót như trên chỉ phải bón thêm phân hữu cơ còn không phải bón thêm một loại phân nào khác.