Ông Tập và Thủ tướng Anh khi đó là Cameron, dùng bia trong cuộc gặp năm 2015.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), năm 2015, trong lần gặp mặt Thủ tướng Anh khi đó là David Cameron, ông Tập đã nhanh chóng che lấp khoảng cách văn hóa giữa hai nước bằng cách cùng nhà lãnh đạo Anh uống bia thay cho trà.
Nhưng trong cuộc gặp vào tháng Tư tới, nhiều khả năng ông Tập sẽ dùng trà thay cho bia để mời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nguyên nhân sâu xa là vì cái chết của người anh trai Freddy Trump năm 1981, ở tuổi 43, vì chứng nghiện thức uống liên quan đến cồn.
Sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm ngoái, ông Trump tái khẳng định việc không dùng bia, rượu: "Tôi chưa bao giờ uống một ngụm rượu vì anh trai mình”.
Leow Chee Seng, Giáo sư nghiên cứu hành vi và giao tiếp tại Viện Hành vi con người ở Malaysia nhận định, những khác biệt về văn hóa ứng xử và giao tiếp giữa các nước có thể trở thành "bãi mìn" ngoại giao đối với các nhà lãnh đạo thế giới.
Ông Leow phân tích, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nên tặng trà cho ông Trump để làm quà và hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung cũng nên hạn chế hoạt động giao tiếp để tránh mắc lỗi.
Đây cũng là điều khiến giới quan sát tập trung chú ý vào cách hành xử của hai nhà lãnh đạo "cứng rắn" trong cuộc gặp đầu tiên.
Cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được giới phân tích hết sức chú ý.
"Thay vì quan tâm tới các thỏa thuận chính trị, điều thú vị nhất chính là việc quan sát cách hành xử của ông Trump và ông Tập trong cuộc gặp đầu tiên", Qiao Mu, Phó Giáo sư nghiên cứu truyền thông tại Đại học Nghiên cứu quốc tế ở Bắc Kinh nói.
Tại Trung Quốc, ông Tập nổi tiếng là một nhà lãnh đạo cứng rắn, khi gây được nhiều tiếng vang bằng chiến dịch chống tham nhũng, cải tổ quân đội quy mô lớn và được coi là “lãnh đạo cốt lõi” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Trump được biết tới với các hành xử khác lạ so với các đời Tổng thống Mỹ tiền nhiệm. Tổng thống Trump ít khi giao tiếp với các nhà lãnh đạo thế giới cũng như chủ động bỏ qua một số nghi lễ ngoại giao. Đây được xem là lối hành xử của một ông chủ như phong thái lâu nay của tỷ phú Mỹ.
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Gia Trạch Dân trong cuộc gặp với cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton.
Trong lần gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Trump đã tỏ ra vô cùng hào hứng và nhiệt tình bắt tay nhưng khi gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Mỹ lại tỏ ra khá thờ ơ và thậm chí có ý phớt lờ cái bắt tay của nhà lãnh đạo Đức.
Theo ông Leow, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ cần phải "tinh ý" để phỏng đoán thái độ của ông Trump, nhằm tránh mắc phải cảnh "mất mặt” như Thủ tướng Đức.
Giáo sư Leow nói, ông Tập có thể cúi đầu chào để tránh bị ông Trump từ chối bắt tay. Ngoài ra, sau các cuộc thảo luận, ông Tập nên mỉm cười với những người xung quanh chứ không chỉ với nhà lãnh đạo Mỹ.
Khi đi bên cạnh ông Trump, ông Tập nên duy trì một khoảng cách nhất định để thể hiện độc lập. "Khi cuộc gặp kết thúc, ông Tập không nên để ông Trump đi trước bởi điều đó nhằm ám chỉ nhà lãnh đạo Mỹ mới là người nắm quyền kiểm soát tình hình", ông Leow nói thêm.
Ngoài ra, ông Tập có thể tham khảo cách bắt tay của Thủ tướng Canada Justin Trudeau, trong cuộc gặp ông Trump hồi tháng. Khi đó, ông Trudeau đặt tay lên cánh tay của Trump để đảm bảo mình không bị Tổng thống Mỹ giật tay.
Cuối cùng, các nhà phân tích dự đoán, ông Tập sẽ mềm dẻo hơn trong chuyến thăm Mỹ sắp tới, giống như các thế hệ lãnh đạo trước đây như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân.
Các chuyên gia ngôn ngữ cơ thể đang dự đoán cách ông Tập Cận Bình phản ứng với màn bắt tay thể hiện quyền lực của...