Đến nay, ông Bộ đã nuôi giống rùa Câm được hơn 10 năm. Lúc đầu, ông chưa nuôi rùa sinh sản mà nuôi rùa thương phẩm. Kể về sự “đỡ đẻ” thành công cho đàn rùa Câm của mình, ông Bộ cho hay: “Năm 2009, tôi phát hiện trong đàn rùa xuất hiện những chú rùa con. Biết là lũ rùa đã đến thời kỳ sinh sản, tôi bèn đến các trại nuôi rùa sinh sản trên địa bàn tỉnh tìm hiểu kinh nghiệm làm tổ cho rùa đẻ, cách ấp trứng và nuôi rùa con. Từ 2 con rùa đến nay ông Bộ đã nhân đàn lên 60 con rùa sinh sản.
Theo ông Bộ, giống rùa Câm ưa sống sạch sẽ, đòi hỏi trình độ kỹ thuật thuật nuôi nhất định.
Chuồng nuôi rùa phải chia làm 3 ô, đảm bảo có chỗ ăn, chỗ chơi, chỗ đẻ và có hệ thống thoát nước. Ngăn cách giữa các ô, ông Bộ làm bậc thang cho rùa dễ di chuyển.
Ông Bộ cho biết, giống rùa Câm rất dễ nuôi, ít bệnh tật, tỷ lệ sống cao và đặc biệt người nuôi rất nhàn. Với 60 con rùa Câm sinh sản, mỗi ngày ông Bộ chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để thay nước, cho ăn, chăm sóc đàn rùa. Thời gian còn lại ông đọc sách báo, thong thả đi chơi nhà con cháu và thăm thú bạn bè.
Ông Bộ dùng các thùng xốp chứa cát để ấp nở trứng rùa. Cát trong thùng xốp phải có độ ấm nhất định, không được quá khô, cũng không được quá ẩm.
“Vào mùa nóng, cứ 2 ngày tôi cho rùa ăn 1 lần. Thức ăn chính của đàn rùa là tôm, tép, cá tạp... Đối với rùa giống, trọng lượng thức ăn bằng 3 – 5 % trọng lượng cơ thể rùa. Còn rùa sinh sản trọng lượng thức ăn tăng từ 5- 10 % trọng lượng cơ thể. Vào mùa lạnh, rùa không ăn gì. Tính ra, chi phí thức ăn cho cả đàn rùa chưa đến 10 triệu đồng/năm”, ông Bộ thổ lộ.
Mỗi năm, ông Bộ thu lãi khoản 400 triệu đồng từ việc bán 250 con rùa giống với giá 1,5 - 2 triệu đồng.
Hiện, mỗi năm ông xuất bán 250 con rùa giống với giá từ 1,5 – 2 triệu đồng. Ngoài ra, ông giữ lại khoảng 30 con rùa giống nuôi thành thương phẩm. Con nào khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn đẻ ông sẽ chọn làm con bố mẹ. Từ bán rùa giống và rùa thương phẩm, mỗi năm gia đình ông Bộ có khoản lãi 400 triệu đồng.
Mỗi con rùa câm sinh sản có giá trị vài chục triệu đồng, để rùa không bò ra ngoài, và tránh sự nhòm ngó của kẻ trộm, ông Bộ dùng lưới sắt rào kín và khóa cẩn thận.
Chia sẻ bí quyết nuôi rùa sinh sản thành công trong môi trường bể xi măng, ông Bộ tiết lộ khâu thiết kế chuồng trại rất quan trọng. Chuồng nuôi rùa phải chia làm 3 ô, đảm bảo có chỗ ăn, chỗ chơi, chỗ đẻ và có hệ thống thoát nước. Bên ngoài chuồng trại phải đảm bảo chắc chắn, được xây dựng bằng tường gạch, có lưới sắt phủ bên trên để rùa không bò ra ngoài, và tránh sự nhòm ngó của kẻ trộm.