Dân Việt

Na Uy xây thêm "hầm chống tận thế" gần Bắc Cực

Mẫn Di - Gizmodo 04/04/2017 06:55 GMT+7
Kho lưu trữ mới cho ngày tận thế của Na Uy đã nhận được dữ liệu từ 2 quốc gia.

img
Kho lưu trữ gần Bắc cực

Rất nhiều ngày "tận thế" được tiên đoán đã trôi qua, nhưng loài người vẫn đang lo lắng. Ngoài Kho hạt giống toàn cầu chứa 50.000 giống thực vật, Na Uy tiếp tục mở thêm "Kho tận thế" chuyên về hình ảnh.

Với cái tên chính thức là Thư viện Thế giới Bắc cực, nơi này được xây dựng ở một mỏ than nằm tại Svalbard, Na Uy, cách Bắc cực chỉ 1.000km và ngay sát cạnh Kho hạt giống Toàn cầu. Các nước tham gia dự án sẽ gửi hình ảnh, tư liệu quan trọng về nền văn minh mỗi quốc gia cho công ty Piql tại Na Uy. Piql phụ trách chuyển tất cả thành dạng video, ghi chúng vào những cuộn phim chế từ vật liệu đặc biệt chống chịu ăn mòn và nước. Các cuộn video được đưa vào hộp an toàn, sau lớp pháo đài kiên cố.

img
Bên trong pháo đài kiên cố 

Bản sao dữ liệu số hóa mà các quốc gia gửi vẫn nằm trên máy chủ của Piql và có thể truy cập bất cứ lúc nào để cập nhật, miễn là internet còn tồn tại. Piql cho biết các cuộn phim có thể tồn tại tới 500-1000 năm.

Lý do cho cách lưu trữ dạng cổ điển là vì chúng dễ dàng phục hồi lại hơn là thông tin kỹ thuật số, đặc biệt là trong viễn cảnh không còn thiết bị giải mã nào, ví dụ như điện thoại, máy tính...còn tồn tại hay có thể sản xuất sau "ngày tận thế".

Lần đầu tiên Kho Hạt giống xuất kho là vào 2015, khi Syria không còn mầm lúa mạch, lúa mì nào trong cuộc nội chiến. Như vậy cách lưu trữ thủ công không chỉ hữu ích dài hạn mà còn giúp đỡ rất nhiều cho con người trong tương lai gần.

Trong ngày đầu tiên, đã có 2 quốc gia đăng ký sử dụng dịch vụ là Mexico và Brazil. Các nước này đã chuyển những tài liệu từ hiện tại trở về thời Inca cách đây vài ngàn năm. 

Bên trong hầm chứa hạt giống chống

Hầm được xây dựng gần Bắc Cực để bảo vệ các hạt thực vật toàn cầu như đỗ, lúa nước, lúa mì…khỏi thảm họa...