Dân Việt

Mùa khô năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ rất khốc liệt

Trương Hồng 12/05/2017 14:00 GMT+7
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và ĐBSCL năm 2016 được đánh giá là nghiêm trọng nhất và chưa từng có trong lịch sử. Hạn, mặn kéo dài khiến nông dân miền Tây gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt. Trong đó, người trồng lúa là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do hạn mặn.

Một mùa hạn thiệt hại 15.000 tỷ đồng

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), đợt hạn, mặn năm 2016, khu vực Nam Trung Bộ đã có gần 23.000ha đất lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước. Hạn hán và thiếu nước ảnh hưởng lớn đến hơn 43.000ha diện tích cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thống kê của Vụ kinh tế Nông nghiệp cho thấy, mùa khô năm 2016 có gần 300.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. 

img

Ao Bà Om ở Trà Vinh cạn trơ đáy vì hạn.  Ảnh: T.T

Hiện nay, các nhà khoa học đã cho ra đời nhiều sản phẩm hỗ trợ bà con nông dân đối phó với hạn mặn, tăng năng suất cây lúa, ví dụ như sản phẩm vi sinh AmBio vừa hỗ trợ phát triển cây lúa, vừa bảo vệ mội trường”.

Chuyên gia nông nghiệp
Nguyễn Mạnh Hùng

Ông Lê Văn Hiểu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Đối với Sóc Trăng, hạn và xâm nhập mặn ảnh hưởng rất nghiêm trọng, thiệt hại sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm 2016 lên đến 31.000ha, tổng gần 900 tỷ đồng”. Không chỉ Sóc Trăng, các địa phương khác cũng đã rất nỗ lực ứng phó với hạn mặn, nhưng thiệt hại vẫn lên con số hơn 15.000 tỷ đồng.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, khu vực ĐBSCL từ tháng 3 - 6 năm nay lượng mưa giảm, có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm. Trong suốt mùa khô 2016 - 2017, tổng lượng dòng chảy sông Mekong về ĐBSCL sẽ thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 15 - 30%, tương đương mùa khô năm 2014 - 2015, cao hơn 2015 - 2016. 

Chủ động vượt khó

Theo TS Dương Văn Ni (Trường Đại học Cần Thơ), thời gian qua, nhiều nước xây dựng các đập thủy điện trên dòng Mekong đã tác động tiêu cực đến nguồn nước ngọt cung cấp cho hạ lưu, vì vậy khu vực ĐBSCL chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều. Trong đó, nước mặn càng lúc càng lấn sâu vào nội đồng, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới đời sống người dân, trong đó hạn, mặn năm 2016 là một minh chứng. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp thích ứng với hạn, mặn, tạo ra sinh kế bền vững cho người dân trong vùng đang là vấn đề cấp bách.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, hiện nay chống hạn, mặn rất tốn kém. Cần tương kế để phát triển sản xuất hợp lý thủy sản ở vùng nước lợ. Trong đó, cần đầu tư căn cơ hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi thủy sản thay vì lấy các công trình từ trồng lúa lâu nay chuyển sang sẽ không đáp ứng tốt về nguồn nước và dễ xảy ra dịch bệnh cho tôm nuôi.

Để đối phó với hạn, mặn, nông dân trồng lúa cần chủ động từ phía mình. Quan trọng nhất là tăng cường khả năng chống chịu cho cây lúa. Hiện nay, có nhiều sản phẩm hỗ trợ, thúc đẩy bộ rễ phát triển, giúp lúa cứng cây, ít đổ ngã. Theo thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - chuyên gia nông nghiệp: “Do thói quen, tập quán cũ đã hình thành qua nhiều thế hệ nhà nông, đại đa số bà con nông dân nước ta thường bị động và e ngại trong việc tìm hiểu, tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, các nhà khoa học đã cho ra đời nhiều sản phẩm hỗ trợ bà con nông dân đối phó với hạn mặn, tăng năng suất cây lúa, ví dụ như sản phẩm vi sinh AmBio vừa hỗ trợ phát triển cây lúa, vừa bảo vệ mội trường”.