Trước đây, hiện tượng hành tinh quay quanh hai ngôi sao chỉ xuất hiện trong bộ phim khoa học viễn tưởng Star Wars.
“Đây là một phát hiện tuyệt vời của kính thiên văn Kepler”, tiến sĩ Alan Boss, thành thuộc Viện nghiên cứu khoa học Carnegie và là thành viên nhóm nghiên cứu nói trên Reuters. “Điều thực sự thú vị là có một hành tinh quay quanh hai ngôi sao”.
Hình ảnh mô phỏng hành tinh Kepler-16b. Ảnh: Reuters. |
Hành tinh quay quanh hai ngôi sao, được các nhà khoa học đặt tên là Kepler-16b, có địa hình hoang mạc và núi đá. Nhiệt độ trên hành tinh này chỉ dao động từ -73 đến -101 độ C, bở vì cả hai ngôi sao nó quanh quanh đều nhỏ hơn Mặt trời của chúng ta.
Kepler-16b, có kích thước tương tự như sao Mộc trong Hệ mặt trời, nằm cách Trái đất 200 năm ánh sáng. Nó mất 229 ngày để hoành thành một vòng quỹ đạo quanh hai ngôi sao, với quãng đường dài khoảng 104.6 triệu km. Quỹ đạo này tương đương quỹ đạo của sao Kim quanh Mặt trời.
Hiện tượng một hành tinh quay quanh hai ngôi sao đã được các nhà thiên văn học phỏng đoán trước đây, nhưng phát hiện của kính thiên văn Kepler là bằng chứng đầu tiên khẳng định hiện tượng này tồn tại trong vũ trụ.
Kính thiên văn Kepler có nhiệm vụ tìm kiếm những hành tinh giống với Trái đất ở ngoài Hệ mặt trời. Những hành tinh giống hành tinh của chúng ta khi có quỹ đạo không quá gần hay quá xa các ngôi sao của nó.