Ông Kim Anh cho biết NHNN đã xây dựng hai chiến lược, cấu phần để đón những tác động ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này là phát triển công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng. Chiến lược hai là phát triển nguồn nhân lực, tăng khả năng của cán bộ thông tin với NHNN.
Ông Kim Anh cho biết, ttrong giai doạn vừa qua, ngành ngân hàng đã phát triển dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking và các giải pháp an toàn bảo mật để phòng ngừa các giao dịch điện tử.
“Nhiều ngân hàng đã triển khai các ứng dụng trên di động để khách thực hiện các giao dịch trên mobile. Các ngân hàng cũng đã mở rộng thương mại điện tử, thực hiện kết nối thanh toán trực tuyến với các đối tác lớn như hàng không, điện lực, thuế, hải quan, góp phần nộp thuế thu ngân sách điện tử. Số lượng thanh toán qua ATM ngày càng tăng cao, đẩy mạnh thanh toán qua POS”, ông Kim Anh cho biết.
Tuy nhiên, do quản trị nội bộ đa dạng, một số ngân hàng tiến hành áp dụng công nghệ thông tin ở mức độ khác nhau về quản lý tài sản đảm bảo, phòng chống rửa tiền, quản lý rủi ro. Trước tình hình an ninh mạng, các ngân hàng đã triển khai rất tích cực các hệ thống, thiết bị về an ninh bảo mất cơ bản như tường lửa, chống virut xác thực đa thành tố.
Ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN
“Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết nối hoà thuận giữa IT và trí tuệ nhân tạo. CNTT trên thế giới tiếp tục phát triển ở mức cao về điện toán đám mây, tiết bị di động, mạng xã hội và làm thay đổi phương thức hoạt động ngân hàng như Internet Banking, Mobile Banking”, ông Kim Anh bình luận.
Quan trọng hơn, ông Kim Anh cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép ngân hàng triển khai và nâng cấp điện tử lên tầm cao mới tiết kiệm chi phí bằng những chi nhánh không cần nhân lực và hoạt động mọi nơi, mọi địa điểm.
Ông Kim Anh cho biết nội dung về cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ được trao đổi tại Banking Vietnam 2017 tổ chức trong hai ngày 18 và 19.5 tại TPHCM với chủ đề "Công nghệ số thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam". Đây là sự kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp tổ chức.
Theo thông lệ, Banking Vietnam 2017 tập trung vào hai mảng hoạt động chính là hội thảo và triển lãm với mục tiêu chung là giới thiệu những thành tựu mới về công nghệ số và ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng, hướng đến việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nâng cao tính sẵn có và tính tiện ích cho các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam.
Hoạt động hội thảo nhằm mục đích tạo diễn đàn trao đổi về các vấn đề ứng dụng công nghệ số hỗ trợ thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Với 01 phiên báo cáo chính và 02 phiên chuyên đề chuyên sâu, các nhà quản lý và các chuyên gia ngân hàng tập trung thảo luận về các cơ hội, thách thức mà công nghệ số mang lại và định hướng thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam.
Trước việc mã độc WannaCry đang có tốc độ lây nhiễm chóng mặt trên toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam, ông Hoàng Minh Tiến - Trưởng Phòng An ninh thông tin thuộc Vụ Công nghệ Tin học Ngân hàng Nhà nước (NHNN), khẳng định, hiện chưa có ngân hàng thương mại nào báo bị lây mã độc. Ông Hoàng Minh Tiến cho biết Bộ Thông tin Truyền thông đã có công văn hướng dẫn về nguy cơ này và NHNN cũng đã có văn bản chính thức gửi các ngân hàng để phòng chống mã độc này. Ông Tiến cho hay, trước đây Cục Công nghệ có hướng dẫn các ngân hàng cập nhật bản vá lỗ hổng của window do tổ chức hacker làm. "Với các cảnh báo của NHNN, các ngân hàng thương mại đã cập nhật bản vá lỗ hổng của Windows. Và đến thời điểm hiện tại, chưa có ngân hàng thương mại nào báo là bị lây mã độc", ông Tiến nhấn mạnh. Về mã độc WannaCry, cuối tuần trước, cả thế giới đã "chao đảo" trước một cuộc tấn công mạng có quy mô lớn, và có lẽ là lớn nhất trong lịch sử khi gây ảnh hưởng tới hơn 150 quốc gia trên thế giới, khiến khoảng 200.000 hệ thống mạng bị ảnh hưởng, theo số liệu mới nhất được công bố trên BBC. Khi xâm nhập vào máy tính, phần mềm gián điệp WannaCry sẽ không cho phép người dùng truy cập dữ liệu trừ khi họ trả cho tin tặc một khoản tiền ảo Bitcoin trị giá từ 300 - 600 USD mới có thể phục hồi dữ liệu cần thiết. Các cuộc tấn công chủ yếu được thực hiện nhờ khai thác lỗ hổng bảo mật trên hệ điều hành Windows. Được biết dù Microsoft đã tung ra bản vá từ một vài tháng trước, nhưng không phải ai cũng cập nhật hệ điều hành của họ, dẫn đến việc hacker dễ dàng thực hiện ý đồ phán tán phần mềm tống tiền của chúng. Tính đến hiện nay, rất nhiều công ty, tập đoàn lớn đã bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công mạng nêu trên, bao gồm công ty viễn thông Tây Ban Nha Telefonica, Nhà cung cấp năng lượng và điện tự nhiên Iberdrola, các bệnh viện thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), Hãng chuyển phát FedEx ở Mỹ hay hãng xe Renault của Pháp... |