Bệnh viện thẩm mỹ Kim Cương A&B.
Vừa qua, trên các phương tiện đưa thông tin một người ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) bị biến chứng sau khi phẫu thuật nâng ngực ở một bệnh viện thẩm mỹ trên phố Yết Kiêu.
Theo phản ánh của chị Ngô Ngọc L. (36 tuổi, trú tại Hoàn Kiếm – Hà Nội), ngày 5/5/2017, chị có đến Bệnh viện thẩm mỹ Kim Cương A&B (số 1B Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nộp số tiền mặt là 13.000 USD (khoảng 290 triệu VNĐ) để phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi và nâng ngực.
Ngày 13/5, chị L. được bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ. Dù được tư vấn thời gian phẫu thuật là 4 giờ nhưng trên thực tế đã kéo dài đến 7 giờ đồng hồ. Sau 10 ngày, vết phẫu thuật ở ngực bệnh nhân vẫn bị sưng tấy, rỉ máu.
Chị L. đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Quân đội 108 để kiểm tra. Gia đình đã báo cho Công an phường Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến giải quyết.
Gia đình cho rằng, BV chối bỏ trách nhiệm nên đã chia sẻ lên mạng xã hội. Trước sự việc trên, phía BV đã lên tiếng.
Thông tin về ca phẫu thuật của chị Ngô Ngọc L. được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Ngày 24/5, ông Nguyễn Chí Thanh, Phụ trách chuyên môn BV thẩm mỹ Kim Cương cho biết, ngày 13/5, bệnh nhân L. đến BV thực hiện nâng ngực, nâng mũi.
Theo ông Thanh, đối với nâng ngực, BV đã thực hiện 2 phương pháp gồm: đưa túi độn trực tiếp vào ngực qua đường rạch ở nách và phẫu thuật đầu nhũ hoa.
Sau khi được nhân viên tư vấn, bệnh nhân muốn hạn chế vết sẹo trên nách nên đã yêu cầu BV sử dụng phương pháp với đường mổ từ đầu nhũ hoa. Phương pháp này thực hiện bằng cách bóc tách mô và mao mạch trực tiếp dưới quầng ngực.
Sau khi làm các xét nghiệm, ngày 13/5, ca phẫu thuật được thực hiện.
“Hiện tượng tụ máu vết mổ do tổn thương mao mạch trong quá trình phẫu thuật là bình thường, nhất là trong các ca nâng ngực. Bản thân việc chảy dịch cũng là phản ứng tự nhiên của cơ thể trong quá trình giải phóng dịch máu cũ ra ngoài”, ông Thanh cho hay.
Ông Thanh lý giải, phương pháp phẫu thuật với đường mổ từ đầu nhũ hoa thường làm tổn thương mao mạch hơn so với thao tác đưa túi độn trực tiếp vào dưới cơ qua đường rạch ở nách. Vì vậy, có thể xuất hiện các vết bầm tím. Vết bầm này sẽ mất đi sau từ 20 ngày đến 1 tháng.
Cũng theo đại diện bệnh viện, nếu không có biểu hiện nhiễm trùng thì có thể kết luận quá trình hồi phục đang diễn ra bình thường. Còn đối với dịch từ vết mổ dựa vào kết quả khám cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định việc hút dịch có cần thiết hay không.
Nếu như lượng máu tụ nằm trong ngưỡng cho phép, cơ thể có thể tự hấp thụ mà không cần can thiệp hút dịch thì bác sĩ sẽ không chỉ định bất cứ can thiệp ngoại khoa nào.
“Chiều ngày 23/5, bệnh nhân vẫn đến BV thăm khám. Chúng tôi khẳng định, đến thời điểm này bệnh nhân không có biến chứng hay nhiễm trùng”, ông Thanh nói.
Ông Nguyễn Dương Trung, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế cho biết, BV có đủ giấy tờ hợp lệ, bác sĩ người nước ngoài phẫu thuật được cấp phép tại Việt Nam.
Đối với trường hợp bệnh nhân L. đoàn Thanh tra đề nghị BV tiếp tục theo dõi, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân theo đúng chuyên môn; tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc của bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng, đề nghị BV hội chẩn, chuyển tuyến nếu cần.
Chiều ngày 24/5, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị Sở Y tế Hà Nội khẩn trương kiểm tra, xác minh vụ việc, nếu có vi phạm thì xử lý theo quy định.
Ngày 17/5, thông tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, Bệnh viện nhi Thanh Hóa đã có báo cáo kết quả xử lý bác sỹ tham gia...