Tàu Giao Long do Trung Quốc chế tạo.
Ngày 23.5, tàu lặn hiện đại Giao Long của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến thám hiểm đại dương lần thứ 143 sau khi ở sâu dưới nước hơn 3 giờ. Tàu đã lặn tới khe vực Mariana sâu nhất thế giới ở ngoài khơi Thái Bình Dương. Năm 2012, tàu lặn này từng tới khe nứt sâu 7.000 mét dưới mực nước biển, mang theo 3 nhà khoa học và trở về an toàn.
Chuyến khảo sát của các nhà khoa học Trung Quốc thu về nhiều hiện vật như đá, bọt biển và đáng chú ý là một “thần dược tráng dương” – hải sâm đỏ. Sinh vật thân mềm này được Đông y xem là thần dược giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực.
Con hải sâm đỏ dài chừng 35 cm.
Theo y văn Trung Quốc, hải sâm có tác dụng thúc đẩy tái sinh, hồi phục tổn thương và giảm mệt mỏi. Đây là thần dược giúp đấng mày râu tự tin hơn trong hàng ngàn năm qua.
Tân Hoa Xã cho biết con hải sâm màu đỏ dài 35 cm, được bắt ở độ sâu 4.800 mét dưới biển. Để bắt được nó, các nhà khoa học mất tới 30 phút đặt bẫy. Ông Dương Hồng Sinh, phó giám đốc Viện Hải dương Trung Quốc cho biết hải sâm là sinh vật quan trọng giúp giải đáp nhiều bí ẩn của thế giới sinh vật biển.
Hải sâm được xem là "thần dược tráng dương".
Khám phá đại dương đang là ưu tiên phát triển trong mũi nhọn khoa học của Trung Quốc. Trong năm 2017 này, Trung Quốc sẽ phát triển một loại tàu lặn mới có thể chạm tới độ sâu 4.500 mét. Tàu đang trong giai đoạn lắp ráp và thử nghiệm.
Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc từng công bố trong kế hoạch chiến lược rằng nước này sẽ “phát triển việc dò tìm dưới đất, trên trời và dưới biển” trong 5 năm tới. Kế hoạch này bao gồm phát triển tàu lặn có thể chịu được áp lực nước 11.000 mét vào năm 2020.
Kỳ lân biển được mệnh danh là loài thủy quái độc nhất đại dương, biết dùng chiếc sừng để săn cá tuyết khiến các...