Chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đạt bước tiến vượt bậc dưới thời Kim Jong-un.
Theo ABC News, trong khi thế giới tập trung vào các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, giá tăng tiếp tục tăng cao trong hơn một tháng qua ở Bình Nhưỡng.
Phóng viên AP có mặt ở thủ đô Bình Nhưỡng ghi nhận, giá xăng vào thời điểm cuối tháng 5 đã lên tới 6,44 USD/gallon (khoảng 1,07 USD/lít), so với thời điểm chỉ 1,25 USD/gallon vào giữa tháng 4.
Điều này cho thấy Triều Tiên đang phải hứng chịu cơn bão tăng giá xăng cao nhất trên thế giới. Hồi tháng 4 năm ngoái, giá xăng ở thậm chí còn ở mức thấp hơn.
Nguyên nhân và chu kỳ tăng giá xăng kéo dài này vẫn là điều bí ẩn. Giới chức Triều Tiên không có bình luận chính thức nào về vấn đề này.
Theo quan sát của phóng viên AP, không có dấu hiệu nào cho thấy giao thông giảm bớt ở Bình Nhưỡng. Taxi vẫn hoạt động bình thường và không tăng phí.
Nền kinh tế thị trường ở Triều Tiên cho phép nhu cầu sử dụng nhiên liệu của người dân không ảnh hưởng đến giá xăng, theo AP.
Một trạm xăng ở Bình Nhưỡng. Triều Tiên.
Tuy nhiên, nhiều trạm xăng xung quanh Bình Nhưỡng đang giới hạn đối tượng khách hàng và số lượng được phép mua. Nhiều người phải xếp thành hàng dài chỉ để đổ xăng và mua vào can nhựa lớn.
Theo AP, nếu không có số liệu chính thức hoặc thông tin xác nhận, sẽ rất khó để đánh giá nguyên nhân của tình trạng tăng giá xăng ở Triều Tiên. Giá xăng thậm chí còn có đôi chút khác biệt ở các trạm khác nhau.
Giới quan sát nêu ra một số nguyên nhân có thể đã khiến cho giá xăng ở Triều Tiên tăng cao chóng mặt.
Tháng trước, Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng tải bài xã luận nói, Bắc Kinh có thể hạn chế nguồn cung cấp nhiên liệu cho Triều Tiên. Đây cũng được coi là hành động răn đe khả năng Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 6.
Một nguyên nhân khác là khả năng Triều Tiên cắt bớt nguồn cung khỏi thị trường. Trước đây, Bình Nhưỡng thường tập trung nguồn nhiên liệu cho các ưu tiên cao hơn, như xây dựng công trình hoặc tổ chức sự kiện quan trọng.
Triều Tiên tháng trước đã hoàn thành dự án xây dựng khu dân cư cao tầng ở Bình Nhưỡng và tổ chức duyệt binh vào ngày 15.4. Đây cũng là thời điểm mùa vụ, khi máy móc nông nghiệp cần nhiều xăng hơn.
Hoặc Triều Tiên cũng có thể tăng cường tích trữ nhiên liệu, đề phòng trường hợp khẩn cấp. Nhưng rõ ràng, chưa có bằng chứng xác thực nào khẳng định Trung Quốc cắt giảm nguồn cung, theo AP.
Trang thiết bị vũ khí Triều Tiên phụ thuộc nhiều vào nguồn nhiên liệu từ Trung Quốc.
Hiện chưa rõ giá diesel và kerosense có tăng hay không. Hai loại nhiên liệu này được dùng để sưởi ấm và thắp sáng đèn ở các chung cư thành phố và máy móc làm việc trên nông trường.
Chuyên gia William Brown, giáo sư tại trường Đại học Georgetown (Mỹ), nhận định, Trung Quốc hiện cung cấp 50.000 tấn nhiên liệu cho Triều Tiên mỗi tháng, thông qua mạng lưới đường ống dài 18km qua biên giới.
Lượng nhiên liệu này ước tính trị giá lên tới 20 triệu USD. Nhưng Trung Quốc không yêu cầu Triều Tiên phải chi trả khoản tiền này.
Ông Brown phân tích, nếu Triều Tiên bắt đầu phải trả một phần tiền để nhận nhiên liệu từ Trung Quốc thì nước này có thể gặp khó khăn về tài chính. Đó cũng có thể là lý do giá xăng ở Triều Tiên tăng cao.
Nhưng dù thế nào, giá xăng tăng cho thấy thách thức đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập. Đây là chính sách mà ông Kim chủ trương theo đuổi sau 5 năm lên nắm quyền, giáo sư Brown nhận định.
Triều Tiên ngày nay đã có thể tự sản xuất nhiều sản phẩm quốc nội hơn, phục đời sống người dân mà không còn quá phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.
Hàng hóa nội địa ở Triều Tiên đang xuất hiện với số lượng lớn chưa từng có, thay thế những sản phẩm nhập khẩu...