Từ nhỏ, chị Trần Thị Cậy (35 tuổi, quê Sóc Sơn, Hà Nội) cơ thể vốn không được lành lặn nhưng mọi sinh hoạt cá nhân đến làm lụng việc nhà chị đều phải tự làm lấy.
Sinh ra trong gia đình đông anh em, không được đến trường, bố mẹ đều làm nông nghiệp, gia đình lại khó khăn nên bố mẹ chị Cậy không có nhiều thời gian chăm sóc cho các con.
Chị kể, suốt 33 năm chị những tưởng cuộc sống của mình sẽ nhàm chán nhưng rồi định mệnh cho chị gặp một người đàn ông.
"Tưởng chừng hạnh phúc sẽ đến với mình khi gặp được một người đàn ông khỏe mạnh, bình thường. Nhưng yêu nhau một thời gian thì tôi có bầu và đó cũng là lúc người ấy dứt áo đi lấy vợ", chị Cậy cho biết.
Tuy nhiên, chị lại thấy mình may mắn khi nhìn thấy đứa trẻ chào đời khỏe mạnh. “Con chính là liều thuốc giúp tôi quên đi khổ đau, quên cả bố nó là ai”, chị Cậy tâm sự.
Trước kia, khi còn sống chung với bố mẹ, chị Cậy chỉ biết lo việc cơm nước và sinh hoạt cá nhân. Từ khi có con, chị phải lo chăm sóc cho bé, chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm để kiếm tiền nuôi con và nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm biết tới hoàn cảnh của chị.
Từ khi có con trai, cuộc sống của chị Cậy như bước sang một trang khác. Bé Cò - tên thường gọi của con trai chị đã được gần 2 tuổi, rất thông minh, lém lỉnh và khỏe mạnh. Mỗi lần nhìn thấy con vui cười, chị đều không giấu nổi niềm hạnh phúc.
Trước đây, cuộc sống của chị Cậy phó mặc theo dòng chảy số phận. Thế nhưng từ khi có con trai, chị bắt đầu mơ ước đến những điều khác, cố gắng làm việc nhiều hơn để lo cho con, hy vọng con có thể học hành tới nơi, tới chốn và có một tương lai tốt đẹp.
Chị Cậy chia sẻ, cho dù cuộc sống có vất vả thế nào, mỗi đêm ru con ngủ say, chị đều nhìn con và thấy mình may mắn hơn rất nhiều người, vẫn biết rằng phía trước còn gặp nhiều khó khăn.
Bây giờ, nhìn thấy chị và con trai vui vẻ bên nhau, hàng xóm ai cũng mừng cho chị
Chị chủ yếu sử dụng đôi chân để làm việc, nhiều khi bữa cơm của hai mẹ con chỉ có cháo loãng
Chị Cậy thả bò ở vườn sau nhà.
Mỗi tháng, mẹ con chị nhận được khoản trợ cấp khoảng 1 triệu đồng. Với số tiền này, chị Cậy phải chi tiêu rất tằn tiện mới đủ. Những lúc ốm đau phải nhập viện, chị vẫn luôn cần sự giúp đỡ của các anh, chị em trong gia đình.
Chị Cậy nói, mong ước lớn nhất của đời mình là giờ chăm sóc con lớn khôn cho dù cuộc sống có vất vả như thế nào.
Hằng ngày, ông Viên vẫn kéo chiếc máy tẽ ngô “5 trong 1” đi khắp xóm để kiếm tiền mưu sinh.