Lộn xộn nhân sự cao cấp
Hồi cuối tháng 5, Sacombank công bố danh sách các ứng cử viên vào HĐQT và ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017 – 2021. Trong đó có nhiều cái tên mới đến từ Vietcombank, đặc biệt có cả nhân sự đến từ tập đoàn Him Lam và ông Nguyễn Đức Hưởng, nguyên là phó chủ tịch thường trực HĐQT của LienVietPostBank. Thông tin ông Hưởng tham gia HĐQT của Sacombank đã nhận được khá nhiều phản ứng tích cực từ thị trường tài chính. Ông Hưởng được đánh giá là nhân tố quan trọng trong cơ cấu HĐQT mới của Sacombank, và được kỳ vọng khá nhiều trong công cuộc tái cơ cấu ngân hàng này thời kỳ hậu sáp nhậpPhương Nam Bank.
Ngày 30/6, thị trường mới biết được những ai sẽ chính thức lèo lái con thuyền Sacombank trong quá trình tái cơ cấu. Còn muốn biết họ có giúp “con thuyền” này vượt qua những khó khăn hiện tại để tiếp tục đi lên hay không, phải chờ thêm từ 3 – 5 năm nữa.
Song trước thềm đại hội đồng cổ đông năm 2017, nhân sự cao cấp của Sacombank lại tiếp tục biến động khi ông Hưởng chính thức rút khỏi danh sách ứng cử vào HĐQT Sacombank. Sự rút lui của ông Hưởng ở thời điểm này chắc chắn gây bất ngờ cho nhiều người. Và một lần nữa, thông tin về nhân sự Sacombank lại là dấu hỏi lớn.
Đại diện Sacombank cho biết, hiện có nhiều nhóm đầu tư mong muốn tham gia vào “sân chơi” tái cơ cấu Sacombank. Nhóm đầu tư do ông Đặng Văn Thành dẫn đầu có lợi thế lớn, vì có nhà đầu tư nước ngoài là Evercore Group, bên cạnh đó là công ty chuyên tư vấn M&A Redsun Capital Limited và tập đoàn Thành Thành Công hậu thuẫn. Để tham gia cuộc đua này, Novaland đề xuất được mua 20% cổ phần của Sacombank. Hành động này cho thấy Novaland có mưu đồ chuẩn bị nhân sự cho Sacombank – tất nhiên nhân sự phải được ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét, phê duyệt. Việc nhà đầu tư có ý định tham gia tái cơ cấu Sacombank, điều đó chứng tỏ thương hiệu này vẫn còn sức hấp dẫn.
Tại sao ông Hưởng rút lui? Không nhiều người biết tường tận lý do. Một vị lãnh đạo NHNN cho biết, danh sách ứng cử viên, đặc biệt là các ứng cử viên bên ngoài sẽ còn thay đổi để phù hợp với sự phát triển của ngân hàng. Vị này cho rằng quan điểm của NHNN là để Sacombank dùng “nội lực để tái cơ cấu thành công”, do đó phần lớn thành viên trong HĐQT vẫn là người của Sacombank.
Ngày 30.6, thị trường mới biết được những ai sẽ chính thức lèo lái con thuyền Sacombank trong quá trình tái cơ cấu. Còn muốn biết họ có giúp “con thuyền” này vượt qua những khó khăn hiện tại để tiếp tục đi lên hay không, phải chờ thêm từ 3 – 5 năm nữa.
Sau kiểm toán, lợi nhuận sụt giảm mạnh
Không chỉ biến động ở nhân sự, Sacombank đang gặp nhiều vấn đề như lợi nhuận sau thuế sụt giảm mạnh, nợ xấu cao... sau khi công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016.
Sau kiểm toán, tổng tài sản Sacombank năm 2016 giảm 1.271,8 tỉ đồng, còn 332.023 tỉ đồng, tăng 13,6% so với thời điểm đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank tính đến cuối năm, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán là 6,91% (đầu năm 2016 là 5,8%)tương đương 14.000 tỉ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 8.510 tỉ đồng, tăng gần 650 tỉ đồng so với đầu năm. Năm 2016, Sacombank đã bán nợ xấu cho VAMC với tổng giá trị là 23.680 tỉ đồng và nhận các trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành với mệnh giá là 23.471 tỉ đồng. Nếu tính cả khoản nợ xấu mà Sacombank đã bán cho VAMC tính đến cuối năm 2016 là 37.300 tỉ đồng, chiếm 21,5%/tổng dư nợ tín dụng.
Trong đề án tái cơ cấu vừa được NHNN phê duyệt, Sacombank đưa ra thời gian thực hiện tái cơ cấu là mười năm (2015 – 2025). Vấn đề lớn nhất đang được Sacombank xử lý là nợ xấu. Theo đại diện Sacombank, có thể đẩy nhanh tiến độ trong ba năm xử lý 70% nợ xấu, nếu cơ chế vĩ mô ổn định, trong vòng năm năm sẽ đưa nợ xấu của Sacombank dưới 3%. Song đó là lý thuyết!