Ảnh minh họa.
Theo National Geographic, trong suốt 15 năm, người dân sống ở làng Njombe, Tanzania sống trong lo sợ khi người thân lần lượt trở thành nạn nhân của đội quân sư tử hàng chục con cực kỳ hiếu chiến và khát máu.
Đàn sư tử ăn thịt người vùng Njombe (Man-eaters of Njombe) đã trở thành minh chứng điển hình cho những mâu thuẫn về môi trường sống giữa con người và sư tử hoang dã.
Đàn sư tử chuyên ăn thịt người
Truyền thuyết kể rằng, đàn sư tử 15 con ở Tanzania bị một pháp sư thuộc bộ tộc địa phương có tên Matamula Mangera kiểm soát. Ông ta ra lệnh cho những con sư tử tấn công chính bộ tộc của mình để trả thù.
Trải qua hàng chục năm, người trong bộ lạc sợ hãi đến mức không dám nhắc đến đàn sư tử, nhưng chúng vẫn âm thầm ăn thịt người vài lần mỗi tuần. Những người trong bộ lạc cầu xin trưởng tộc khôi phục lại chức vị của vị pháp sư năm xưa nhưng lời đề nghị này không được chấp nhận.
Theo một số tài liệu chép lại, đầu những năm 1930, chính quyền thực dân Anh vì muốn diệt trừ các loài động vật hoang dã nhiễm virus dịch tả, đã tập hợp đội quân sư tử khát máu.
Một con sư tử đực Nam Phi.
Đến khi nguồn thức ăn khan hiếm, những con sư tử này quay sang tấn công người dân địa phương.
Trong 15 năm, đàn sư tử hàng chục con gieo rắc nỗi sợ hãi cho người dân sống gần thị trấn Njombe.
Nhưng theo các chuyên gia về động vật hoang dã, thảm kịch xảy ra ở vùng Njombe đơn giản là kết quả của việc xung đột môi trường sống giữa con người và sư tử. Người dân Njombe và sư tử đã phải đấu tranh để duy trì nguồn thức ăn và nơi sinh sống.
Những con sư tử dần quen với việc ăn thịt người và chúng hay đi săn vài người xấu số mỗi tuần.
Thống kê của National Geographic cho biết, hơn 1.500 người đã bị đàn sư tử này giết hại trong 15 năm.
Những con sư tử còn được cho là đã có chiến thuật săn bắt người một cách rõ ràng, dụ họ ra khỏi nhà và tấn công khi họ di chuyển đơn độc. Sư tử con cũng học được cách đi săn như vậy từ bố mẹ chúng, cho thấy hành vi này được truyền lại qua nhiều thế hệ.
Người hùng tận diệt đàn sư tử khát máu
Sư tử hợp sức hạ gúc con voi to hơn gấp nhiều lần.
Thế chiến 2 kết thúc, thợ săn voi người Anh George Gilman Rushby (1900 - 1968) chuyển đến sống ở Tanzania, nơi khi đó vẫn còn là thuộc địa của Anh.
Rushby được giao việc quản lý cả một khu sinh thái rộng lớn ở phía nam Tanzania, nơi có những ngọn núi, sông hồ, bụi rậm và thảo nguyên rộng lớn.
Không lâu sau đó, Rushby nhận được bức điện khẩn cấp từ Wenban-Smith, người quản lý khu vực ở Njombe. “Tôi mong anh hãy giúp giải quyết những con sư tử ăn thịt người. Mọi người ở đây đang hết sức hoảng loạn”.
Đến Njombe gặp Weban-Smith, Rushby được nghe kể câu chuyện về đàn sư tử chuyên lùng bắt con người từ năm 1932. Mỗi tuần có khoảng 2-3 người bị sát hại trong 15 năm, nên tổng số người chết ước tính hơn 1.500 người.
Không một ai biết câu chuyện này bắt đầu từ đâu, nhưng có thể là một sư tử già không còn ăn thịt được các sinh vật lớn hơn và lựa chọn con người làm mục tiêu dễ dàng. Cách đi săn này được truyền lại cho thế hệ sư tử khác trong đàn. Dần dần, cả đàn sư tử đều biết đi săn con người.
Rushby ban đầu thuê 6 người khỏe mạnh đặt bẫy dụ sư tử nhưng trong suốt 6 tháng, không một con sư tử nào mắc bẫy. Thợ săn voi đến lúc đó hiểu ra rằng, anh phải tự tìm dấu vết của đàn sư tử ăn thịt người, đi theo chúng dựa vào dấu chân.
Ngày nay, sư tử không còn là mối đe dọa với những thợ săn giàu kinh nghiệm.
Nhưng điều này không hề dễ dàng vì đàn sư tử ăn thịt người không hoạt động giống những con sư tử bình thường. Chúng tấn công, ăn thịt người và rời đi xa hàng km ngay trong đêm, giống như kẻ giết người nhanh chóng rời khỏi hiện trường vậy.
Mỗi khi nhận được thông tin về người bị sát hại, Rushby ngay lập tức có mặt để lần theo dấu sư tử. Hai tiếng sau khi truy đuổi, Rushby lần đầu phát hiện được 4 con sư tử ăn thịt người đi cùng nhau.
Thợ săn kỳ cựu bắn 2 phát đạn vào mục tiêu gần nhất. Con sư tử trúng đạn ở vai, đầu và nằm bất động. Rushby đến gần nã thêm 2 phát đạn nữa để chắc chắn rằng nó đã chết. 3 con sư tử còn lại nghe thấy tiếng súng nổ nên đã bỏ chạy.
Chiến công đầu tiên là minh chứng cho thấy đàn sư tử ăn thịt người vẫn chỉ là những con vật bình thường. Chúng không phải là một thứ gì đó siêu nhiên. Rushby phải tự tay lột da sư tử vì người dân làng không dám đến gần.
Lớp da sư tử ăn thịt người được treo giữa làng để mọi người chứng kiến. Rushby nói với dân làng rằng, những con sư tử ăn thịt người không phải sinh vật bất khả chiến bại.
Thợ săn kỳ cựu George Gilman Rushby.
Trong những ngày sau đó, Rushby và hai cộng sự đã săn thêm được 3 con sư tử ăn thịt người. Đó cũng là lúc Rushby cùng gia đình được phép quay trở về Anh để nghỉ ngơi. Rushby đã giao nhiệm vụ lại cho một nhà quan sát động vật hoang dã khác khi anh rời Tanzania.
Khi quay trở lại Njombe, Rushby rất buồn khi biết tin có thêm người bị sư tử ăn thịt. Nhưng điều tích cực là cư dân địa phương đã không còn sợ sư tử và biết cầm súng đứng lên chiến đấu. Đây là một bước tiến quan trọng bởi chỉ một năm trước đó, họ còn không dám động đến đàn sư tử ăn thịt người.
Đến tháng 5.1947, tần suất sư tử tấn công người giảm mạnh sau khi 10 con sư tử bị giết chết. Rushby cùng cư dân địa phương săn thêm được 5 con sư tử nữa, nâng tổng số sư tử ăn thịt người bị tiêu diệt lên con số 15.
Kể từ đó, không một người dân Njombe nào bị sư tử ăn thịt nữa. Rushby cho rằng, đàn sư tử ăn thịt người có thể đã biết sợ hãi và không còn dám đi săn con người nữa. Câu chuyện về đàn sư tử ăn thịt người trong suốt giai đoạn 1932-1947 cũng kết thúc.
Cặp “sát thủ“ mang biệt danh “quái thú ăn thịt người“ này từng tấn công và ăn thịt hàng trăm công nhân đường sắt tại...