Quân đội Nga phóng tên lửa trong một cuộc tập trận.
Theo Newsweek, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga đều ra tuyên bố cứng rắn, nói “khóa mục tiêu” máy bay Mỹ và ngừng kênh liên lạc khẩn cấp với lực lượng Mỹ hoạt động ở Syria.
Giới chuyên gia bày tỏ hoài nghi về khả năng Moscow sẽ hành động sau hai lần chiến đấu cơ Mỹ bắn rơi máy bay Syria.
Sarah Lain, nhà nghiên cứu tại Viện Hoàng gia Anh ở London nhận định, Nga sẽ không mạo hiểm bắn rơi máy bay Mỹ và cũng không đơn phương cắt kênh liên lạc.
“Nga sẽ không làm điều đó. Việc ngừng đường dây liên lạc cũng không phục vụ lợi ích của họ”, bà Lain nói. “Căng thẳng không chỉ dừng lại ở việc Nga bảo vệ đồng minh mà còn là bất đồng giữa Mỹ-Nga trong chiến lược ở Syria”.
Theo bà Lain, dưới thời chính quyền Barack Obama, Moscow nhanh chóng phô trương sức mạnh quân sự trong cuộc xung đột Syria, “vì biết rằng quân đội Mỹ khi đó sẽ không dám hành động cứng rắn”.
Quân đội Mỹ được phép hành động cứng rắn hơn ở Syria dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhưng dưới thời Tổng thống Donald Trump, “quân đội Mỹ rõ ràng đã được trao quyền rộng hơn trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria”, bà Lain nói. “Điều này đã giới hạn những lựa chọn của Nga”.
Keir Giles, chuyên gia quân sự Nga tại trung tâm chính sách ngoại giao Anh cho rằng, ngay cả khi ngừng đường dây nóng, các kênh liên lạc quân sự vẫn được duy trì và Nga chắc chắn sẽ vẫn để ngỏ cho Mỹ con đường hạ nhiệt căng thẳng.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, Tướng Joseph F. Dunfor nói hoạt động liên lạc giữa lực lượng hai nước vẫn được duy trì.
Về khả năng Nga bắn hạ máy bay Mỹ nếu xâm phạm vào vùng trời ở phía tây sông Euphrates, bà Lain cho rằng lời cảnh báo chỉ đơn thuần để trấn an đồng minh.
“Nga cảm thấy phải có phản ứng ngay lập tức”, bà Lain nói. “Nhưng Moscow sẽ không bắn rơi máy bay Mỹ vì đó là sự khởi đầu cho một cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc ở Syria”.
Nguy cơ xung đột Nga-Mỹ bùng phát nếu Moscow bắn rơi máy bay Washington.
Chuyên gia Keir Giles nhận định, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga về việc “khóa mục tiêu” máy bay Mỹ chỉ là “đòn gió” để Moscow tránh bị mất mặt trước hành động gây hấn từ Mỹ.
“Tuyên bố cứng rắn đến từ Bộ Quốc phòng chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở Nga, dù nó không thực sự mang nhiều ý nghĩa”, ông Giles nói.
Theo chuyên gia Nga, Moscow cũng không giải thích rõ ràng về việc “khóa mục tiêu” các máy bay nước ngoài hoạt động trên bầu trời Syria.
Nhưng điều này ít nhiều đã phát huy tác dụng với những quốc gia cùng Mỹ tham gia cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.
“Cảnh báo đúng là có tác dụng. Úc đã ngừng bay 6 chiến đấu cơ F/A-18 mà nước này sử dụng cho hoạt động không kích ở Syria”, ông Giles nói. “Nhưng trừ khi Nga dám bắn máy bay Mỹ, còn Washington hiện không hề e ngại trước tuyên bố của Moscow”.
Việc chiến đấu cơ Mỹ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-22 của không quân Syria khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin chịu nhiều...