Otto Warmbier.
Trong bài viết có tiêu đề: "Tôi đã ở Bình Nhưỡng khi Otto Warmbier được thả", chuyên gia Doug Bandow viết:
Trong suy nghĩ phổ biến, có thể không có điểm dừng chân nào trên trái đất hơn Bình Nhưỡng nữa. Một số người bày tỏ lo ngại khi đến Triều Tiên nhưng trên thực tế tôi không phải lo lắng về điều đó. Tôi đã làm khách mời chính thức, do Viện Nghiên cứu Châu Mỹ của Bộ Ngoại giao mời. Lần đầu tiên tôi đến Bình Nhưỡng cách đây 25 năm. Chuyến đi đó thú vị và không hề nguy hiểm. Khi họ mời tôi, Triều Tiên muốn chuyến đi diễn ra suôn sẻ. Tôi cũng hiểu những gì không nên làm.
Ngoài trường hợp của Otto Warmbier, sinh viên người Mỹ vừa qua đời sau khi được Triều Tiên thả ra mà Bình Nhưỡng tuyên bố là anh bị hôn mê do bệnh gây ra, hiện còn có ba người Mỹ khác vẫn đang bị giam giữ, trong đó hai người làm việc tại một trường học Cơ đốc dẫn đến nghi ngờ rằng họ đã tham gia vào truyền giáo, và một doanh nhân người Mỹ gốc Hàn, bị buộc tội gián điệp.
Một số người cho rằng, cái chết của Warmbier sẽ khiến cho chính quyền Trump sẽ quyết đoán hơn với Bình Nhưỡng. Một nhà ngoại giao Mỹ đã hội đàm với CHDCND Triều Tiên, nhưng lời lẽ của ông được giới hạn trong bốn người Mỹ bị giam giữ. Nếu Tổng thống đưa ra một thỏa thuận, chính quyền đã không tiết lộ những gì được trao đổi lại.
Khi Washington yêu cầu thả Warmbier, song điều đó chỉ xảy ra sau khi Triều Tiên đơn phương tiết lộ tình trạng của sinh viên này. Hơn nữa, tổng thống Trump cũng không yêu cầu thả ba công dân Mỹ khác, có lẽ vì ông biết câu trả lời là không.
Trong khi đó ở Bình Nhưỡng tuần trước, tôi đã hỏi nếu chính phủ thả Warmbier về nhà có được xem như một cử chỉ hoà giải đối với chính quyền Trump. Một phản ứng rất rõ ràng rằng, đây là một vấn đề nhân đạo. Trên thực tế, một quan chức của Bộ Ngoại giao nói với tôi rằng một tòa án đã được thành lập cho trường hợp của Warmbier, đồng thời bác bỏ bất kỳ lời kết luận rằng CHDCND Triều Tiên muốn mở một kênh ngoại giao với Washington.
Mặc dù Mỹ nên thúc giục việc giải phóng công dân của mình khỏi Triều Tiên nhưng Washington lại không có khả năng để làm chủ tình huống đó.
Chính quyền Mỹ dưới các thời tổng thống khác nhau đều sử dụng hầu hết mọi công cụ để ngăn chặn Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và thử tên lửa, nhưng không thành công. Chiến tranh không phải là lựa chọn tốt cũng như các chế tài trừng phạt sẽ không có tác dụng nếu không có sự chấp thuận của Trung Quốc và các cuộc đàm phán cho đến nay đều đang bế tắc. Không còn nhiều việc phải làm nữa để giải phóng những người Mỹ được coi là bị giam cầm bất công.
Nữ công nhân đường sắt ở Bình Nhưỡng.
Gia đình Otto Warmbier đổ lỗi cho chính quyền Obama vì đã không thể làm gì cho trường hợp con của họ. Nhưng, thực thế thì, quyết định đó luôn luôn là do Bình Nhưỡng đưa ra chứ không phải là của Washington.
Vậy, tại sao bây giờ CHDCND Triều Tiên lại thả Otto? Có lẽ nên hiểu rằng, Kim Jong-un đã quyết định việc giam giữ một tù nhân hôn mê là một trách nhiệm về chính trị, và đây là thời điểm thích hợp để đưa ra một con cờ trong ván cờ vua toàn cầu này.
Vấn đề tù nhân người Mỹ ở Triều Tiên như trường hợp của Warmbier và những người Mỹ khác, một vài năm trở lại đây, đều bi thảm. Nhưng người Mỹ không phải là nạn nhân duy nhất. Hiện tại, CHDCND Triều Tiên đang giam giữ 6 người Hàn Quốc và 7 người khác không phải là người Mỹ.
Hơn nữa, CHDCND Triều Tiên không phải là nước duy nhất buộc tội người nước ngoài về các “tội ác đáng ngờ”, chẳng hạn như truyền giáo. Sự khác biệt chính ở đây là Triều Tiên nhìn thấy giá trị chính trị tiềm ẩn trong những người Mỹ bị tống giam.
Tuy nhiên có một điều rằng, không phải bất kỳ người Mỹ nào cũng phải chịu sự giam giữ của Triều Tiên. Thật vậy, hàng trăm người Mỹ ghé thăm Triều Tiên hàng năm và không bị bắt. Không có bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên thu hút khách du lịch đến đây với mục đích bỏ tù họ (Điều gì đã xảy ra với Warmbier vẫn còn là bí ẩn, cuộc kiểm tra y tế đã làm giảm sự đối khớp với lời giải thích của Bình Nhưỡng nhưng không có bằng chứng về lạm dụng thể xác.)
Triều Tiên đã đón nhận nhiều du khách. Young Pioneer Tours, đơn vị tổ chức chuyến đi mà Warmbier đã tham gia, đã chỉ ra rằng, đã có khoảng 8.000 hành khách tham gia mà không có sự cố nào. Trên máy bay của tôi đến Triều Tiên, tôi ngồi bên cạnh một công dân Anh, người đang thực hiện chuyến đi đến Triều Tiên lần thứ 3. Lần này anh ấy đang lên kế hoạch cho các chuyến bay trực thăng ở Bình Nhưỡng. Người này nằm trong một nhóm gồm các khách du lịch khác, và giới thiệu tôi với lãnh đạo công ty du lịch, người đã đưa mọi người vào Triều Tiên du lịch thường xuyên.
Ngày ở Bình Nhưỡng, khi tôi đi ăn sáng vào buổi sáng đầu tiên tôi đã nghe những bài hát của những người theo Thiên Chúa giáo. Một số nhân viên của tổ chức phi chính phủ và tình nguyện viên, trong một khoảng thời gian dài tạm trú để chăm sóc y tế, đã tụ tập để thờ phượng vào buổi sáng. Họ mặc quần áo với tên tổ chức của họ, đã lái những chiếc xe có logo của họ ở hai bên và mang theo các vật dụng y tế trong các hộp có đánh dấu tên. Không có ai từng bị tù ở Triều Tiên.
Cũng có một vài người phương Tây thực hiện các chuyến thăm chính thức hơn, như tôi. Nhưng dường như không ai trong số họ là “mục tiêu” của Triều Tiên nhắm đến.
Trên thực tế, việc bắt giữ không phải là ngẫu nhiên theo như quan điểm của Triều Tiên mà họ có lý do gì đó. Các quan chức CHDCND Triều Tiên nói rằng họ trừng phạt các hành vi vi phạm theo luật định, không phải do tình cờ. Tôi đã trò chuyện với người đứng đầu một tổ chức phi chính phủ phương Tây hoạt động ở Triều Tiên, người này giải thích rằng nhóm của bà đã xem xét các trường hợp của những người bị bắt giam, tất cả đã có hành vi bất hợp pháp. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là hành động của họ phải bị trừng phạt.
Chúng ta chưa thể biết được điều gì đã xảy ra với Otto Warmbier. Trường hợp bi thảm của ông đã đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ: thăm Triều Tiên đòi hỏi phải thận trọng nhiều hơn bất cứ quốc gia nào. Nhưng đó không phải là lý do để chặn người Mỹ đến Triều Tiên. Cả hai đều có những mục đích của mình: Học tập và giảng dạy.