Con ếch bay Helen đã lần đầu được Jodi Rowley, một chuyên gia về động vật lưỡng cư tại Bảo tàng Australia ở Sydney phát hiện hồi năm 2009 trong chuyến đi khảo sát tới các cánh đồng nằm bên rìa thành phố. Rowley ban đầu nghĩ rằng loài ếch bay sống trên cây là giống sinh vật quen thuộc, đã được phát hiện. Loài ếch này có đôi chân lớn, có mạng, cho phép nó bám và bay trên các ngọn cây.
Nhưng trong một chuyến đi khảo sát thứ hai, bà đã có cơ hội được chứng kiến tận mắt tiêu bản mẫu của con ếch bay từng được phát hiện tại Việt Nam. Đó là khi bà nhận ra rằng con ếch bà nhìn thấy trong chuyến khảo sát lần đầu có nhiều nét khác biệt.
"Loài ếch mới có một phần bụng sáng trắng và đôi mắt trắng, trong khi loài ếch đã được phát hiện - có thể là họ hàng của loài ếch mới này - có bụng màu vàng chanh và đôi mắt màu trắng hơi vàng", bàRoyley cho biết.
"Màu sắc ở phần mạng nằm tại chân ếch cũng có sự khác biệt, cũng như màu sắc ở phần đùi. Cơ thể của con ếch cũng có vẻ lớn hơn các loài khác."
Các phân tích tế bào đã xác nhận nghi ngờ của Rowley và bà đã có vinh dự đặt tên loài ếch mới là "rhacophorus helenae" (ếch bay Helen), theo tên mẹ của bà, người gần đây mới được chẩn đoán ung thư buồng trứng.
Bà nói rằng việc tìm thấy loài ếch "lớn và ấn tượng" dài 10 cm này là một "sự ngạc nhiên," nhất là khi chúng sinh sống tại các cánh đất trũng nằm quanh các ruộng lúa ở TP.HCM.
"Điều hiếm có về phát hiện mới là tôi tìm thấy một con ếch đơn lẻ tại khu vực chỉ cách trung tâm TP.HCM,một trong những đô thị lớn nhất Đông Nam Á, có 90 km", bà Rowley nói.
Các nhà nghiên cứu hiện đang tiến hành xác minh xem con ếch của Rowley có bị nguy hiểm hay không. Các mẫu ếch bay hiện mới chỉ thấy ở các cánh rừng nằm ở vùng đất trũng tại tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và các loài ếch ở đây cũng có nguy cơ tuyệt chủng.