Cảng Truk nằm trên một đảo xinh đẹp thuộc đảo quốc Micronesia, từng là nơi hải quân Nhật Bản xây dựng căn cứ quân sự hiện đại hồi Thế chiến 2.
Với đường san hô dài 60km quanh biển và rừng cây xanh ngát, cảng Truk là “mái nhà” của hàng trăm máy bay Nhật Bản sẵn sàng xuất kích bất kể ngày đêm. Nơi đây còn có rất nhiều tàu chiến các loại và xe tăng luôn trong tình trạng chiến đấu.
Trong hai ngày 17 và 18.2.1944, Chiến dịch Mưa đá của Mỹ với sự tham gia của 500 máy bay, 5 tàu sân bay, 4 tàu khu trục hạng nhẹ, 7 tàu chiến và tàu hỗ trợ khác dội bom vào căn cứ Nhật Bản ở Truk. Bom và ngư lôi Mỹ đánh hạ 12 tàu chiến, 32 xe chở quân và 270 máy bay Nhật Bản.
Trận chiến kết thúc, biến cảng Truk trở thành “bình địa”, chôn vùi xác của rất nhiều tàu chiến, xe tăng Nhật Bản. Hiện nay, dưới đáy Thái Bình Dương, hơn 50 máy bay, tàu chiến các loại của Hải quân Nhật Bản vẫn tồn tại sau hơn 70 năm.
Đây được xem là hạm đội tàu “ma” lớn bậc nhất thế giới và cũng đáng chiêm ngưỡng nhất. Rất nhiều phóng viên, nhiếp ảnh gia đã lặn xuống đáy biển gần trận đánh nổi tiếng năm xưa để chiêm ngưỡng những “kì quan nhân tạo” dưới đáy biển.
Một lí do khiến bãi tàu ma này vẫn tồn tại đến ngày nay là bởi không ai dám bơi lại quá gần khu vực này do sợ bom còn sót lại phát nổ. Theo tính toán, hàng ngàn quả bom vẫn đang trữ dưới đáy biển và có thể nổ bất kì lúc nào nếu có tác động đủ mạnh.
Bãi tàu ma có trực thăng chiến đấu, xe tăng, xe ủi, xe máy, ngư lôi, bom mìn các loại, radio và xác người. Theo tính toán có khoảng 3.000 người đã bỏ mạng sau trận không kích của Mỹ.
Quá trình khảo sát vô tình mang lại kết quả ngoài sức tưởng tượng: tìm thấy 40 tàu đắm từ thời Trung Cổ.