Gia đình nhà điệp viên Guryev.
Với người dân ở khu ngoại ô Montclair, bang New Jersey, Mỹ, họ không thể tin được rằng người hàng xóm ít nói, khiêm tốn của mình hóa ra là điệp viên Nga cài cắm từ lâu.
Hai vợ chồng Richard và Cynthia Murphy ở trong một ngôi nhà Mỹ điển hình với thiết kế cổ điển 2 tầng và sống cùng hai con gái. Danh thiếp của Cynthia nói rằng cô là một chuyên viên tài chính tại công ty kế toán gần Manhattan. Richard là một ông bố tại gia, chăm lo cho hai con gái 9 và 11 tuổi.
Guryev ăn uống trong vườn nhà.
Theo tư liệu mới đăng trên website CNN, sự thật gây sốc được phát hiện năm 2010 khi FBI khám nhà và cho biết hai người tên thật là Vladimir và Lydia Guryev. “Các anh cứ bảo với tôi họ đến từ Sao Hỏa thì tôi còn bớt bất ngờ hơn”, Elizabeth Lapin, một giáo sư dạy văn, sống gần nhà của 2 vợ chồng người Nga, nói.
Gia đình nhà Guryev bắt đầu thu thập tin tức cho đơn vị SVR của Nga từ năm 1990. Đây là một tổ chức có chức năng tương đương cơ quan tình báo KGB của Nga. Ngày 27.6.2010, FBI bắt giữ nhà Guryev cùng 8 nghi phạm người Nga khác tại các thành phố khác nhau. Virginia Bailey, hàng xóm của nhà Guryev, nói: “Họ chẳng cho thấy vẻ gì là dữ tợn cả”.
Che giấu thân phận
Căn nhà cư trú của hai vợ chồng điệp viên Nga.
Sau khi nhà Guryev bị bắt, đài CNN cho biết ngôi nhà điệp viên là địa điểm quá lý tưởng để che giấu cơ quan điều tra. Nơi đây cách trung tâm quận Manhattan chỉ 30 phút đi xe bus. Xung quanh ngôi nhà một khu bảo tồn động vật rộng 21 mẫu Anh, đủ lớn để trao đổi thông tin mà không lo hàng xóm hiếu kì dòm ngó.
Gia đình nhà Guryev không quá bặt thiệp, nhưng cũng không quá kín tiếng. Hàng xóm cho biết đôi lúc cặp vợ chồng trẻ tuổi vẫn tham gia các hoạt động chung của khu phố. Trước khi bị bắt, Bailey nói rằng nhiều lần thấy “Cynthia” dắt chó đi dạo dọc đường Marquette trước nhà. Dù không bao giờ nói chuyện với nhau nhưng Bailey nhớ rằng cô gái người Nga “rất hấp dẫn và ăn mặc đẹp”.
Họ bị bắt thế nào?
Hộ chiếu của hai vợ chồng Guryev.
FBI và CIA của Mỹ biết về hoạt động của tổ chức tình báo SVR từ đầu năm 2000. Mỹ xem đây là những người “phi pháp” và không được sự bảo hộ của “lá chắn ngoại giao”. Chính quyền Mỹ đã bí mật giám sát các điệp viên tại Nga trong nhiều năm, “cài bọ” lên nhà Guryev và thậm chí lục soát khi họ không có nhà.
Trong một lần dò tìm, các điều tra viên đã phát hiện và giải mã được đoạn số bí mật dùng để liên lạc với trung tâm tình báo ở Moscow. Điều này giúp FBI hiểu hơn về hoạt động của nhà Guryev.
Jessie Gugig vẫn còn nhớ trải nghiệm khi là cậu bé 15 tuổi, bỗng nhiên thấy hàng chục chiếc xe của FBI đỗ xịch trước cửa nhà Guryev. “Một chiếc xe dừng lại, cảnh sát xuất hiện với tai nghe như trong phim và một tờ giấy, chắc là lệnh bắt giữ”, Gugig nói. Jessie nói các điệp viên và cảnh sát ập ngay vào nhà Guryev, bật đèn và khám nhà ở mọi ngóc ngách.
Ông chồng ở nhà chăm sóc gia đình.
“Căn nhà sáng rực như lễ Giáng sinh”, Jessie nói. Trong ít nhất một tuần sau khi FBI ập tới nhà, báo chí xuất hiện ở mọi nẻo tại khu dân cư. Bà Bailey nói: “Tôi nhìn thấy rất đông phóng viên. Như lễ hội âm nhạc vậy”.
Hàng xóm Lapin, thu hết can đảm, tiến sát nhà Guryev và nhòm vào bên trong. Bà thấy một vài đồ đạc trên bàn, bao gồm quyển sách ngữ pháp tiếng Hoa của mấy đứa bé, tiền xu và quyển sách “Người phụ nữ ở Berlin”.
Hai con gái nhà Guryev được mang sang nhà một người bạn.
Những đứa trẻ ra sao?
Đoạn số bí ẩn được FBI giải mã.
Hai tuần sau vụ bắt giữ, Moscow và Washington đạt được thỏa thuận quan trọng. 10 người Nga bị bắt thú nhận là điệp viên và Mỹ đồng ý trao trả họ cho phía Nga quản lý. Đổi lại, 4 cá nhân Mỹ bị bắt giữ ở Nga trước đây vì liên lạc với các cơ quan tình báo phương Tây sẽ được trao trả cho Washington.
Kate và Lisa, con gái của Guryev, sinh ra ở Mỹ, sẽ cùng bố mẹ trở về Nga. Tổng chưởng lý Mỹ Eric Holder trả lời kênh CBS rằng những đứa con của điệp viên Nga sẽ được hồi hương. “Mọi chuyện thật đáng buồn. Cuộc sống của những đứa bé thay đổi bất ngờ và toàn bộ. Chúng không hiểu gì về nước Nga, phải cắt đứt liên lạc với bạn bè tại Mỹ”, Eric nói.
Eric O’Neill, một nhân viên FBI nói rằng các điệp viên làm việc tại nước ngoài thường không sinh con vì có thể ảnh hưởng tới quá trình làm việc. “Khi là bố mẹ, bạn phải chăm sóc con cái mình. Bạn phải đặt chúng là ưu tiên số một. Điệp viên thì không thể làm được điều này”, Eric nói.
Mặc cho nguy cơ bị IS bắt và tra tấn dã man, Mohammed vẫn tự nguyện làm công việc tình báo nguy hiểm.