Một hành tinh quay quanh ngôi sao lùn tương tự như EPIC 228813918.
Theo Cnet, một nhóm nhà khoa học quốc tế sử dụng dữ liệu thu được từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA đã phát hiện hành tinh EPIC 228813918, cách Trái đất 310 năm ánh sáng.
Hành tinh này quay nhanh hơn Trái đất nhiều lần bởi thời gian hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ chưa đầy 4 giờ 30 phút. Điều đó có nghĩa là một ngày ở Trái đất bằng 5 năm trên hành tinh này.
Nếu làm quen với chu kỳ mới ở EPIC 228813918, về lý thuyết con người có thể sống đến 150.000 năm, theo tuổi thọ trung bình của con người trên Trái đất.
Nhưng nếu sinh hoạt giống như ở Trái đất, một giấc ngủ dài cũng sẽ tiêu tốn hết 2 năm trên EPIC 228813918. Cách sống này sẽ khiến hàng ngàn năm trôi qua rất nhanh.
Một ngày ở Trái đất tương đương 5 năm sống trên EPIC 228813918.
Các nhà khoa học cho rằng bức xạ mạnh tạo ra khi EPIC 228813918 chuyển động quá gần sao mẹ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của con người ở hành tinh này.
EPIC 228813918 có kích thước bằng khoảng 89% Trái đất và cấu tạo cũng khá tương đồng, bao gồm 45% là sắt.
Đây vẫn chưa phải hành tinh có quỹ đạo ngắn nhất từng được con người phát hiện. Hành tinh KOI 1843.03, quay xung quanh sao lùn mẹ loại M với thời gian nhanh hơn 4 phút, cũng có kích thước tương đương và thành phần cấu tạo ở lõi gồm rất nhiều sắt.
Kết quả nghiên cứu đã được gửi đến tạp chí khoa học Monthly Notices thuộc Hội Thiên văn Hoàng gia Anh.
Quãng thời gian Hành tinh thứ 9 bí ẩn “lẩn trốn” trong bóng tối sâu thẳm của hệ Mặt trời chỉ còn khoảng 16 tháng.