Hạn chế sâu bệnh tối đa
Hiện nay đã bước vào mùa mưa, ẩm độ không khí cao là điều kiện thuận lợi cho một số loại dịch hại phát triển và gây hại như: Bệnh héo chết nhanh, vàng lá chết chậm, tuyến trùng... Để hạn chế và có biện pháp kịp thời trong phòng trừ sâu bệnh hại và chăm sóc hợp lý trong mùa mưa, chúng tôi xin hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây tiêu trong mùa mưa, như sau:
+ Tiêu ở giai đoạn kiến thiết cơ bản.
- Sau trồng 12-14 tháng, dây tiêu phát triển bám vào trụ cao khoảng 1,5- 1,6m, cắt ngang dây tiêu, vị trí cắt cách gốc 25-50cm.
- Từ các đốt dưới vết cắt phát sinh các dây thân chính, giữ lại các dây khỏe, phân bố đều xung quanh trụ làm bộ khung chính.
Phân Văn Điển chứa đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa, trung vi lượng, cải tạo đất, giảm độ chua cho đất, rất thích hợp với cây tiêu. Ảnh: I.T
+ Tiêu ở giai đoạn kinh doanh.
- Trên cây trụ sống: Khi trụ sống đã lớn, giao tán cần tỉa bớt cành lá để dây tiêu nhận đủ ánh sáng, mỗi năm rong tỉa 2-3 lần vào mùa mưa.
- Sau khi thu hoạch, đến đầu mùa mưa cần tỉa những cành tược, cành lươn, cành mọc ngoài khung thân, các cành ác yếu ớt, các cành tăm nhánh, cành nhánh gốc (từ mặt đất lên 25- 35cm).
- Việc tỉa cành, tạo tán nên tiến hành vào đầu mùa mưa để tạo dinh dưỡng cho mầm hoa vụ sau.
Bón thế nào cho đúng cách?
Phân hữu cơ: Phân hữu cơ rất cần thiết làm cho đất tơi xốp, giảm thiểu trôi rửa, giữ các chất dinh dưỡng, khi ủ phân nên sử dụng chế phẩm Trichoderma là vi sinh vật phân giải hữu cơ, đối kháng nấm bệnh và tuyến trùng, trộn lẫn chế phẩm với chất hữu cơ, ủ kín còn có tác dụng diệt trừ vi sinh vật, côn trùng gây hại cho rễ tiêu, kích thích rễ tiêu phát triển. Lượng bón khoảng: 10-15kg/trụ.
Cách bón: Bón 1 lần/năm, bón vào đầu mùa mưa, Đào rãnh theo mép tán, sâu 10-15cm bón và lấp đất lại, trong quá trình đào rãnh tránh làm tổn thương bộ rễ.
Phân khoáng: Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển khuyến cáo bà con sử dụng phân bón Văn Điển cho cây hồ tiêu sau thu hoạch như sau:
- Lân nung chảy Văn Điển: Gồm có các chất dinh dưỡng là lân hữu hiệu (P2O5) chiếm 16%, canxi (vôi) 28-34%, magie 15-18%, SiO2 24-30% cùng các chất vi lượng Fe = 0,4%, Zn = 0,2%, B = 0,04%, Mn = 0,4%, Cu = 0,02%. Tổng hàm lượng dinh dưỡng cây trồng hấp thụ được đạt 98%.
- Cách bón cho cây hồ tiêu sau thu hoạch (tăng lân, đạm): Đào những rạch nhỏ hình vành khăn xa gốc tiêu tránh làm đứt rễ rồi rải 10-15kg phân hữu cơ hoai mục + 1kg lân Văn Điển + 0,3-0,4 NPK 10.10.5/trụ sau đó phủ đất kín phân và tưới nước. Cây hồ tiêu được bón phân bón Văn Điển cây hồi phục nhanh, bộ rễ tái sinh mạnh đặc biệt bộ rễ cám tiếp thu nhiều chất dinh dưỡng vào các đợt bón phân đầu mùa mưa, cây phát triển khoẻ làm tiền đề cho năng suất và chất lượng cao.
- Cách bón thúc quả (tăng kali và đạm): Sử dụng ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12% và các chất trung lượng CaO = 8%, MgO = 6%, SiO2 = 9%, S= 6%, cùng các chất vi lượng tổng dinh dưỡng đạt trên 61%.