Bao báp là loài cây nổi tiếng ở châu Phi, ít ai biết rằng ở Việt Nam cũng có nhiều nơi đã trồng được loài thực vật đặc biệt này. Tại TP.HCM, nằm trong khuôn viên trường Đại học sư phạm TP.HCM (quận 5) có một cây bao báp to lớn và đã được trồng từ 25 năm qua.
Người trực tiếp mang giống từ châu Phi về và trồng cây bao báp này là thầy Nguyễn Quý Tuấn, nguyên Phó trưởng phòng Khoa học - công nghệ và sau đại học của trường.
“Lý do thầy Tuấn mang hạt giống về vì đây là loại cây nổi tiếng về học thuật, mang hình ảnh mạnh mẽ và là biểu tượng của châu Phi”, PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP cho biết.
Sau 25 năm được trồng ở Sài Gòn, cây phát triển xanh tươi
Bao báp lớn nhanh. Hiện cây này cao khoảng 20m và có tán rất rộng. Thân cây phải 2 người lớn ôm mới hết.
Hiện cây sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Cây bao báp đang ra hoa.
Những bông hoa có cuống dài bằng cánh tay trắng muốt, treo lủng lẳng như những quả chuông
Hoa bao báp to bằng bàn tay người lớn. Hoa đẹp và cũng nhanh héo sau khi nở khoảng 1 ngày.
Ngoài cây bao báp trên, tại Tại TP.HCM còn có 3 cây bao báp được trồng ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn có độ tuổi khoảng 15-20 năm.
Cây bao báp có thể sống hàng trăm tuổi. Ngoài TP.HCM, cây bao báp còn được trồng ở Hà Nội, Huế, Kiên Giang.
Bao báp thuộc họa Gạo, là loài cây trữ nước giúp nó tồn tại giữa sa mạc khô cằn. Cây bao báp là hình ảnh của Châu Phi và nó có ảnh hưởng đến đời sống người dân của châu lục này. Cây mọc lên từ hạt. Những hạt cây rơi xuống đất, tự tìm cách sống cho riêng mình. Mỗi cây bao báp có chiều cao trung bình đến 25 m, chiều ngang đến chục vòng tay ôm và dung tích trữ nước tới 120.000 lít nước. Cây có tuổi đời sống đến hàng trăm năm. Cây bao báp ngoài tác dụng che bóng mát, vỏ cây có thể dùng để bện thành dây thừng, lá và quả cây được dùng làm thức ăn, thân cây là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi... Những thân cây mục ruỗng còn được sửa sang thành những ngôi nhà thiên nhiên đặc biệt. |
Hoa bọ cạp có màu của nắng, nở rũ xuống như chiếc đèn lồng treo ngày Tết.