Tên lửa hạt nhân của Ấn Độ.
Ấn Độ- một trong số những nước đông dân nhất thế giới, chiếm một vị trí chiến lược đặc biệt bên cạnh những kẻ thù hùng mạnh. Kết quả là, 1,3 tỷ người của họ được bảo vệ bởi một kho vũ khí bao gồm khoảng một trăm vũ khí hạt nhân được triển khai trên đất liền, trên biển và trên không. Bất chấp tình trạng chiến tranh lạnh, đất nước buộc phải phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình.
Chương trình hạt nhân của Ấn Độ bắt đầu từ năm 1948, chỉ một năm sau khi độc lập. Chính phủ Nehru lúc đó coi điện hạy nhân là nguồn năng lượng rẻ tiền phục vụ cho đất nước non trẻ. Một Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ được thành lập năm đó để giám sát các nỗ lực hạt nhân của nước này. Do thiếu uranium trên lãnh thổ Ấn Độ, đất nước này tự nhiên hướng tới việc sử dụng plutonium. Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ là Apsara, được xây dựng vào tháng 8.1956 với sự trợ giúp của Anh đã gặp phải nhiều sự chỉ trích.
New Delhi ban đầu được xem là xây dựng các thiết bị hạt nhân chứ không phải là vũ khí, nhưng như những gì sau đó được gọi là "chất nổ hạt nhân ôn hòa" có khả năng xây dựng bến cảng, khai quật khí tự nhiên và các dự án xây dựng và khai thác mỏ lớn khác. Trong khi có chức năng giống hệt với vũ khí hạt nhân, kế hoạch đã chứng minh rằng Ấn Độ vẫn chưa tin rằng cần có một sự ngăn chặn hạt nhân thực sự. Là một thành viên sáng lập của Phong trào Không liên kết, Ấn Độ như một người đứng nhìn với tốc độ chóng mặt của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô.
Cuộc chiến năm 1962 với Trung Quốc đã làm thay đổi điều đó. Cuộc tấn công hạn chế trên lãnh thổ Ấn Độ có thể đã trở nên tồi tệ hơn nhiều khi hai nước tham gia vào cuộc chiến tranh toàn diện, đặc biệt nếu Pakistan và Trung Quốc đã kết hợp lại với nhau. Hơn nữa, mặc dù Trung Quốc chưa phải là một cường quốc hạt nhân, nhưng tình trạng hạt nhân của nước này được coi là không thể tránh khỏi và một Trung Quốc có vũ khí hạt nhân chắc chắn sẽ đặt ra thách thức và viễn cảnh đáng sợ cho Ấn Độ đối với các tranh chấp lãnh thổ, thậm chí là hủy diệt nguyên tử. Cuộc chạy đua hạt nhân của New Delhi đã được khơi nguồn từ đó.
Cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ được tiến hành vào ngày 18 tháng 5.1974 tại Khu vực Kiểm tra Pokhran ở sa mạc Rajastan. Thiết bị có biệt danh là "Đức Phật mỉm cười" có năng suất nổ từ 6 đến 15 kiloton (thiết bị Hiroshima ước tính khoảng 16 kiloton). Thí nghiệm được thực hiện trong một cái giếng dưới lòng đất để chứa bức xạ. Ấn Độ mô tả cuộc thử nghiệm có tính chất hòa bình nhưng để so sánh với mức độ hạt nhân của Trung Quốc, đạt được vào năm 1964, có nghĩa là nó gần như chắc chắn được thiết kế để trở thành một vũ khí.
Cuộc thử nghiệm đã đưa Ấn Độ vào danh sách "Câu lạc bộ Hạt nhân" trước đó bao gồm Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc. Ấn Độ đã kiềm chế thử nghiệm hạt nhân thêm 24 năm nữa, cho đến khi nổ được ba thiết bị vào ngày 11.5.1998 và ba chiếc khác vào ngày 13.5. Hầu hết các thiết bị đều có năng suất thấp, từ 200 đến 500 tấn, cho thấy chúng được thiết kế như là bom hạt nhân chiến thuật, trong số đó có một thiết bị nhiệt hạch thử thất bại và đạt năng suất chỉ khoảng 45 kiloton.
Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, Ấn Độ ước tính sẽ có ít nhất 520 kg plutoni, đủ để sản xuất "từ 100 đến 120 thiết bị hạt nhân " New Delhi mô tả đây là "lực cản tối thiểu đáng tin cậy" chống lại các quốc gia láng giềng là Trung Quốc và Pakistan.
Để so sánh, Trung Quốc được cho là có đủ vật liệu đủ để cho ra đời khoảng 200 đến 250 thiết bị. Pakistan được cho là có kho vũ khí từ 110 đến 130 thiết bị. Ấn Độ có chính sách Không sử dụng lần đầu đối với vũ khí hạt nhân và cam kết không bao giờ là người đầu tiên sử dụng chúng trong bất kỳ cuộc xung đột nào và chỉ sử dụng chúng để trả đũa nếu bị tấn công.
Do đó, Ấn Độ đã xây dựng "bộ ba" đất, biển và không quân riêng, tất cả đều được trang bị vũ khí hạt nhân. Chân đầu tiên phát triển có thể là các thiết bị hạt nhân chiến thuật cho máy bay tấn công của Không quân Ấn Độ. Ngày nay, Ấn Độ có hơn 200 máy bay chiến đấu Su-30MK1, 69 MiG-29 và 51 máy bay Mirage 2000. Có thể một số máy bay này đã được nâng cấp và huấn luyện để mang bom hạt nhân.
Tên lửa đất liền trong bộ ba bao gồm các tên lửa đạn đạo chiến thuật Prithvi. Đầu tiên được sản xuất vào cuối năm 1990, Prithvi ban đầu chỉ đạt độ phóng 93 dặm, nhưng phiên bản được nâng cấp tăng phạm vi của chúng lên 372 dặm. Mặc dù vậy, Prithvi vẫn là vũ khí chiến thuật vững chắc của Ấn Độ với hàng loạt tên lửa Agni IV với khoảng từ 434 đến 4970 dặm, là vũ khí chiến lược với khả năng để đạt độ vươn ra khỏi lãnh thổ, thậm chí có thể vươn đến tận Trung Quốc.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng có đội quân tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân (SSBNs) của lớp Arihant. Bốn chiếc tàu ngầm được lên kế hoạch, với khả năng để thực hiện với tầm bắn tối đa 434 dặm, hoặc tên lửa đạn đạo K-4 tầm trung đạt tầm bắn 2.174 dặm.
Sự phát triển hạt nhân của Ấn Độ tương đối có trách nhiệm, và chính sách Không sử dụng lần đầu tiên của nước này sẽ làm chậm lại sự leo thang của bất kỳ cuộc xung đột thông thường nào thành một cuộc xung đột hạt nhân. Chừng nào mà hệ thống phòng thủ hạt nhân của Ấn Độ vẫn đáng tin cậy, nó sẽ làm cho các đối thủ của Ấn Độ phải suy nghĩ hai lần trước khi tiến tới ngưỡng hạt nhân.