Thưa ông, vừa qua một nông dân đã nhờ Báo Nông Thôn Ngày Nay chuyển bức tâm thư tới Bộ trưởng Bộ NNPTNT và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước do không tiếp cận được vốn ngân hàng. Theo ông, hiện nay nông dân và HTX đang gặp phải những khó khăn gì khi tiếp cận vốn?
Nông dân đang rất cần tháo gỡ về vốn vay. Ảnh: T.X
- Theo nguyên tắc, nông dân và HTX là khách hàng nên khi tiếp cận với tín dụng ngân hàng sẽ không khó khăn gì vì Nhà nước luôn tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn. Thực tế, mối quan hệ nông dân, HTX và cán bộ tín dụng ngân hàng như thế nào, có tạo điều kiện cho khách hàng tốt nhất hay không? Thực tế cho thấy, khó khăn lớn nhất của nông dân khi vay vốn ngân hàng là không có đủ tài sản để thế chấp. Việc định giá tài sản của ngân hàng cũng chỉ bằng khoảng 70 – 80% giá trị thực của tài sản nên nông dân rất khó để vay đủ vốn cho sản xuất kinh doanh?
Bức tâm thư của ông Thành đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của các cơ quan nhà nước. Ảnh: Trần Quang.
Bộ NNPTNT sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam N.L |
Nông dân phải làm thế nào để có thể tiếp cận vốn ngân hàng hiệu quả nhất?
-Nông dân không có kinh nghiệm có thể thuê tư vấn, có thể thuê văn phòng luật sư tư vấn và hỗ trợ lập phương án sản xuất kinh doanh. Còn không có phương án kinh doanh, không chứng minh được hiệu quả, ngân hàng rất khó cho vay tiền. Muốn vay tiền, nông dân phải chứng minh được vay để làm gì, kinh doanh có hiệu quả hay không.
Điểm yếu của hệ thống ngân hàng hiện nay là người vay tiền không có phương án kinh doanh, ngân hàng thì không đủ khả năng kiểm soát nguồn vốn khi cho vay sẽ chảy đi đâu. Do đó, ngân hàng phải cẩn trọng vì tiền là của chủ tài khoản, họ phải trả lãi suất huy động để tiếp tục cho vay chứ có phải tiền của ngân hàng đâu.
Hiện nay, đã có Nghị định 55 về Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn nhưng mức cho vay tối đa với hộ nông dân chỉ ở 500 triệu và HTX là 1 tỷ đồng. Đây là mức được đánh giá đã lỗi thời, ý kiến của ông ra sao?
- Tôi cho rằng, ngân hàng cũng không tin tưởng người đi vay có thể chứng minh được khả năng trả nợ nên việc đưa ra định mức 500 triệu là mục đích để giảm thiểu rủi ro. Tùy theo dự án kinh doanh, nếu mở một tiệm bán hàng nông sản, trái cây thì 500 triệu là quá nhiều nhưng để đầu tư xưởng chế biến nông sản thì khoản tiền 500 triệu với nông dân lại quá ít.
Theo tôi, mấu chốt là phải xem nông dân vướng ở chỗ nào, vay đủ tiền để đầu tư sản xuất thì cần bao nhiêu nguồn vốn? Về phía ngân hàng, họ có thực sự nghiên cứu hồ sơ hay không hay lại còn phải chờ khách hàng đưa “phong bì” mới giải ngân? Tôi cho rằng, câu chuyện “phong bì” để được giải ngân hiện nay không còn nặng nề nữa bởi ngân hàng cũng rất cạnh tranh.
"Điểm yếu của hệ thống ngân hàng hiện nay là người vay tiền không có phương án kinh doanh, ngân hàng thì không đủ khả năng kiểm soát nguồn vốn khi cho vay sẽ chảy đi đâu”. Ông Bùi Kiến Thành |
Để nguồn vốn chảy về nông nghiệp và nông dân tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn, cần có những giải pháp gì, thưa ông?
- Hiện nay, các cơ chế chính sách đã có rồi, nhưng nông dân không chứng minh được phương án sản xuất hay tài sản thế chấp thì ngân hàng cũng sẽ không cho vay. Điều quan trọng là khả năng của nông dân trình bày như thế nào về dự án sản xuất kinh doanh, có khả thi hay không, có khả năng trả nợ hay không. Ngân hàng cũng là doanh nghiệp đi kinh doanh tiền nên không phải tới đó nói là có bao nhiêu sổ đỏ, sổ xanh thì vay được tiền ngay.
Nếu so với các nông dân ở nước khác, nông dân của Việt Nam có khó tiếp cận vốn hơn không thưa ông?
- Đúng là có khó khăn hơn, nhưng cũng do nhiều nguyên nhân như năng lực của nông dân còn hạn chế, không lập được phương án sản xuất kinh doanh, trong khi năng lực của cán bộ ngân hàng cũng chưa thực sự đồng đều để đủ khả năng thẩm định. Một khi nợ xấu còn lớn thì việc siết chặt cho vay sẽ càng khốc liệt và người nông dân sẽ càng khó tiếp cận tín dụng hơn.
Hiện nay, vốn trong ngân hàng là không hề thiếu,Việt Nam có cả một Ngân hàng Agribank với mục tiêu phục vụ khu vực nông nghiệp, nông thôn mà còn không sử dụng hết vốn phải cho vay cả ngành nghề khác.
Xin cảm ơn ông!
Ông Phạm Thanh Hùng -Tổng Giám đốc Công ty Ba Huân miền Bắc: Ông Nhữ Đình Tú - Tổng Giám đốc Công ty Lebio Việt Nam: Ngọc Thọ (ghi) |