Dân Việt

Người Triều Tiên làm việc ngay tại căn cứ quân sự Mỹ?

Đăng Nguyễn - AP 30/07/2017 11:55 GMT+7
Hàng ngàn người Triều Tiên đang làm việc ở các quốc gia vùng Vịnh giàu có trong khi quân đội Mỹ cũng không nắm chắc liệu những người này có mặt tại căn cứ quân sự hay không.

img

Căn cứ không quân Al-Dhafra của Mỹ ở UAE.

Theo AP, từ nhà hàng cho đến công trường xây dựng ở Kuwait, Oman, Qatar hay các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) người Triều Tiên đều có mặt.

Nguồn tin giấu tên nói trên AP còn nhắc đến việc người Triều Tiên giúp Washington mở rộng căn cứ quân sự ở UAE. Căn cứ này là nơi lực lượng Mỹ mở chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria.

Ngoài ra, hàng ngàn người Triều Tiên này gửi về nước một lượng ngoại tệ đáng kể. “Nói một cách đơn giản, quốc gia bị cô lập như Triều Tiên rất cần ngoại tệ”, Giorgio Cafiero, giám đốc điều hành của Tổ chức cố vấn rủi ro chính trị Gulf State Analytics tại Washington nói.

Trong khoảng 6.000 người Triều Tiên đang làm việc tại vùng Vịnh, có 2.500 người ở Kuwait, gần 1.500 ở UAE và 2.000 ở Qatar. Go Myong-hyun, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Hàn Quốc nói, một số Trung Đông thích công nhân Triều Tiên vì "họ không chạy trốn".

Hầu hết lao động Triều Tiên ở vùng Vịnh kiếm được khoảng 1.000 USD mỗi tháng. 1 nửa trong số này được cho là chuyển về tài khoản của chính phủ ở Bình Nhưỡng.

Khoản tiền 300 USD về tay giám đốc công trình xây dựng. Khoản 200 USD còn lại là mức lương thực lĩnh của người lao động. Ở UAE, 8 người Triều Tiên phải sống trong không gian rộng 21m2 và có ít đồ ăn.

Người Triều Tiên cũng mở 3 nhà hàng truyền thống tại UAE, 2 nhà hàng ở Dubai và 1 ở Abu Dhabi trong tổng số 130 nhà hàng trên khắp thế giới. Một nguồn tin giấu tên nói sẽ có thêm 1.000 người Triều Tiên có thể đến UAE trong những tháng tới.

img

Một nhà hàng Triều Tiên ở Dubai, UAE.

Nhiều chủ dự án ở các nước vùng Vịnh thậm chí còn không biết có người Triều Tiên làm việc trong công trường. Đó có thể là lý do vì sao người Triều tiên lại xuất hiện trong căn cứ không quân Al-Dhafra của Mỹ ở UAE.

Thiếu tá Josh T. Jacques, phát ngôn bộ chỉ huy trung ương Mỹ, cơ quan phụ trách các vấn đề quân sự ở Trung Đông nói, chính sách của Washington “không cho phép thuê công dân Triều Tiên làm việc ở căn cứ quân sự Mỹ”.

“Chúng tôi không rõ có người Triều tiên ở căn cứ không quân Al-Dhafra hay không. Chúng tôi đặc biệt quan ngại nếu thông tin này là chính xác”, Thiếu tá Josh T. Jacques nói.

Hồi đầu tuần này, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật tăng cường trừng phạt Triều Tiên. Điều này đồng nghĩa với việc các nước vùng Vịnh sẽ không thể cho phép lao động Triều Tiên làm việc một cách tự do như trước.

Hiện nay, các nước vùng Vịnh đang giữ quan hệ với Triều Tiên một cách kín tiếng và thận trọng, trong khi vẫn là nhà cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trước sức ép từ Mỹ, các quốc gia vùng Vịnh sẽ có khả năng sẽ quay lưng với Triều Tiên, ông Giorgio Cafiero nhận định.

Bất ngờ nguồn tiền của Triều Tiên cách xa... 1,3 vạn km

Quan hệ của Triều Tiên và các quốc gia châu Phi có lịch sử hơn 50 năm và vẫn phát triển, bất chấp lệnh cấm vận bủa...