Binh sĩ Trung Quốc tại lễ diễu binh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân đội.
Đây là tuyên bố của Thiếu tướng về hưu Yao Yunzhu, chuyên gia quân sự tại Học viện Khoa học Quân sự (AMS) trên tờ Hindustan Times.
Bà Yao nhấn mạnh rằng “vấn đề chưa từng có” của tranh chấp hiện tại có thể thúc đẩy Bắc Kinh dùng đến biện pháp cứng rắn, bao gồm cả quân sự.
“Trung Quốc và Ấn Độ rất khó xảy ra chiến tranh, nhưng còn tùy vào cách định nghĩa chiến tranh. Nếu như là một cuộc xung đột quy mô nhỏ, đụng độ là hoàn toàn có thể xảy ra”, bà Yao nói, ám chỉ chiến dịch quân sự sẽ chấm dứt căng thẳng suốt hai tháng qua ở Doklam (Trung Quốc gọi là Donglang).
“Về những gì xảy ra ở Donglang, tôi muốn nói rằng, các tướng lĩnh Trung Quốc đều coi binh sĩ Ấn Độ đã xâm phạm lãnh thổ”, bà Yao nói.
Bà Yao từng phục vụ 45 năm trong quân đội, nhấn mạnh rằng không chỉ Ấn Độ mà bất cứ quốc gia nào xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc đều phải đối mặt với cơn thịnh nộ từ Bắc Kinh.
Thiếu tướng về hưu Yao Yunzhu trả lời phỏng vấn với tờ Hindustan Times.
Thiếu tướng Yao Yunzhu không nêu rõ hành động quân sự một cách giới hạn cụ thể là những gì. “Tôi không muốn đi vào chi tiết, là đợt tấn công chiến thuật hay oanh tạc bằng tên lửa… Trung Quốc chỉ đơn giản là phải chống lại hành động xâm lược”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30.7 nói quân đội đang mạnh lên chưa từng thấy, đủ khả năng “đánh bại mọi kẻ thù xâm lược” và “đảm bảo hòa bình thế giới”.
Theo bà Yao, Đảng Cộng sản Trung Quốc và cả quân đội đang “chịu nhiều sức ép” sau khi binh sĩ Ấn Độ được cho là đã vượt qua biên giới Trung-Ấn. “Cả quân đội và chính phủ đang đứng trước sức ép lớn, lùi bước không phải là lựa chọn vào lúc này”.
Bình luận về năng lực quân sự, bà Yao nói Trung Quốc mạnh hơn nhiều so với Ấn Độ. “Chúng tôi mạnh hơn họ, không chỉ bởi số lượng máy bay, tàu chiến, khẩu pháo, xe tăng mà nền công nghiệp quốc phòng cũng vượt trội hơn”.
Số lượng chiến đấu cơ đông đảo cùng năng lực tên lửa chiến lược vượt trội là hai loại vũ khí hàng đầu Trung Quốc...