Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ không nên biến mối nguy giả thành thật.
Tờ Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, đã có bài xã luận đáng chú ý về tình hình căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Bài viết đăng tải ngày 1.8 khẳng định Ấn Độ đang “tự tưởng tượng ra mối nguy Trung Quốc” để che giấu sự bất ổn trong nước.
Tác giả bài báo là Long Hạnh Xuân, chuyên gia nghiên cứu cao cấp ở Viện Charhar và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại đại học Tây Trung Quốc. “Thật khó tưởng tượng lý thuyết “Mối nguy Trung Quốc” mà chính quyền New Delhi đưa ra”, ông Xuân nói.
“Ấn Độ chắc hẳn đang rất cần một kẻ thù nào đó, dù có thật hay không. Với một quốc gia đa chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, cộng thêm xung đột trong nước và sự đoàn kết dân tộc gặp rắc rối nghiêm trọng, Ấn Độ cần một “mồi nhử” để kéo dãn sự chú ý của người dân”, ông Xuân nói.
Theo ông Xuân, cựu thù Pakistan của Ấn Độ không còn là mối nguy khi New Delhi trở thành một thế lực trong khu vực. Với quốc gia chung đường biên và thường xuyên xung đột như Trung Quốc, đây là lựa chọn không thể phù hợp hơn.
Bài báo đặt câu hỏi về quyết định của Ấn Độ gửi quân tới cao nguyên Doklam, nơi xảy ra tranh chấp giữa hai bên. Trung Quốc liên tục yêu cầu Ấn Độ rút quân khỏi Doklam.
Tác giả nhấn mạnh rằng hành lang Siliguri tại vùng đông bắc Ấn Độ chỉ là một đồng bằng chứ không phải là cao nguyên. “Nó giống hình cổ gà trên bản đồ chứ không phải là nút thắt chiến lược về quân sự hay địa lý”. Ông Quân cho rằng nếu Trung Quốc chiếm được hành lang dài 27 km, không có lí do gì Ấn Độ không xuyên phá được hàng rào này và tiến quân vào các bang miền đông bắc. Tác giả bài xã luận cho rằng Ấn Độ chỉ đang kiếm cớ để “xâm lược Doklam”.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng New Delhi rất lo ngại nếu xung đột quân sự với Trung Quốc thất bại, Bắc Kinh sẽ chiếm lại khu vực cao nguyên Doklam. “Do đó, Trung Quốc tự nhiên trở thành kẻ thù trong chính sách của Ấn Độ”, ông Quân nói.
Tờ báo Trung Quốc cho rằng “mối nguy” mà Ấn Độ tạo ra giúp các chính khách có thêm lá phiếu, sĩ quan quân đội có thêm nguồn thu và truyền thông hưởng lợi. Tuy nhiên, tờ Hoàn Cầu cảnh báo Ấn Độ không nên đi quá xa vì có thể biến một mối nguy giả thành thật.
Ấn Độ chưa bình luận gì về bài báo gây tranh cãi của Trung Quốc.
Ấn Độ mới đây đã ngăn chặn thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử nước này từ một tập đoàn dược phẩm Trung...