Dân Việt

Mỹ chống đỡ ra sao nếu Triều Tiên tung đòn chiến tranh?

Đăng Nguyễn - Daily Mail 10/08/2017 14:55 GMT+7
Với tuyên bố “cân nhắc kỹ lưỡng” kế hoạch tấn công căn cứ Mỹ trên đảo Guam, lần đầu tiên Triều Tiên nhắc đến đích danh một mục tiêu cụ thể thay vì dọa chung chung là hủy diệt Mỹ.

img

Mỹ luôn duy trì ít nhất một nhóm tác chiến tàu sân bay ở Nhật Bản.

Theo các chuyên gia quân sự, tuyên bố tấn công căn cứ Mỹ trên đảo Guam là lời đe dọa thực tế nhất mà Triều Tiên đưa ra cho đến thời điểm hiện tại.

Đảo Guam cách Bình Nhưỡng khoảng 3.200km và nằm trong tầm bắn của các tên lửa tầm trung Triều Tiên như Hwasong-12.

Tuyên bố này được Triều Tiên đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra tối hậu thư, cảnh báo về “lửa và hỏa lực mạnh chưa từng thấy nếu Triều Tiên tiếp tục đe dọa Mỹ”.

Trên thực tế, các lực lượng chủ lực của Mỹ hiện đang ở cách xa bán đảo Triều Tiên và chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn.

Nếu Triều Tiên tấn công căn cứ Guam và leo thang chiến tranh trong thời gian tới, năng lực chiến đấu của Mỹ sẽ phụ thuộc vào các lực lượng sẵn có ở Hàn Quốc, Nhật Bản và từ các hòn đảo ở Thái Bình Dương.

Tên lửa đạn đạo

img

Triều Tiên hiện có 3 tên lửa đạn đạo đủ sức bắn đến căn cứ Mỹ trên đảo Guam.

Triều Tiên hiện có 3 tên lửa đạn đạo tầm xa sẵn sàng tấn công đảo Guam, bao gồm Hwasong-12, Pukguksong-2 và Musadan.

Tên lửa Hwasong-12 sử dụng nhiên liệu lỏng được mô tả là đủ sức tấn công bang Alaska và Hawaii của Mỹ. Tên lửa này có tầm bắn lên tới 7.000km.

Trong khi đó, tên lửa Musadan bắn xa 3.500km đã được Triều Tiên phóng thành công vào tháng 6.2016 sau 7 lần thử nghiệm thất bại. Cuối cùng, tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 là mối đe dọa thường trực với căn cứ Mỹ ở Guam.

Để chống lại mối đe dọa từ các tên lửa Triều Tiên, Mỹ sẽ sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Mỗi hệ thống THAAD trị giá tới 800 triệu USD bao gồm 6 xe phóng, mỗi xe phóng trang bị 8 tên lửa và một hệ thống radar cực kỳ hiện đại.

Các tên lửa đặt tại Hàn Quốc, cách Triều Tiên khoảng 250km có thể sẽ tung đòn đánh chặn hoặc thông báo ngay lập tức cho các tổ hợp phòng không trên đảo Guam để vạch ra phương án ngăn chặn hợp lý.

Bộ binh

img

Xe tăng của Triều Tiên không phải đối thủ với xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abram của Mỹ.

Trên bán đảo Triều Tiên, Bình nhưỡng được cho là đã tập trung 80% quân lực ở vị trí cách biên giới Hàn Quốc khoảng 160km. Theo cơ quan an ninh hàn Quốc, Bình Nhưỡng có thể mở đợt tấn công bất ngờ vào bất cứ thời điểm nào.

Lực lượng nòng cốt trong một đợt tấn công như vậy bao gồm 3.500 xe đời cũ như T-34, T-54, T-55 và T-62.

Các khẩu pháo tự hành 170mm và ống phóng rocket đa nòng 240mm của Triều tiên đủ sức gây thiệt hại nặng nề cho thủ đô Seoul ngay trong ngày đầu tiên giao tranh nổ ra.

Để đáp trả, lực lượng Mỹ sẽ cố gắng bảo vệ Hàn Quốc bằng 140 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abram. Các xe tăng này đang hiện diện ở thành phố Paju, cách biên giới Triều Tiên vài km.

28.500 binh sĩ Mỹ ở Triều Tiên cũng được yểm trợ bởi 170 xe chiến đấu bộ binh Bradley, 30 pháo tự hành 155mm và 30 hệ thống rocket đa nòng.

Lực lượng Mỹ tạo nên thế trận phòng thủ vững chắc dọc theo khu vực biên giới. Nhưng nếu Triều Tiên tung đòn tấn công tổng lực, tuyến phòng thủ sớm muộn cũng bị vượt qua.

Không quân

img

Tiêm kích MiG-29 của Triều Tiên là máy bay chiến đấu hiện đại nhất có thể đối phó với Mỹ.

Trong số hàng ngàn máy bay của Triều Tiên, chỉ có số ít tiêm kích MiG-29 và Su-25 là có thể tạo ra thiệt hại đáng kể cho lực lượng Mỹ.

Đối phó với không quân Triều Tiên là 250 máy bay Mỹ hiện diện trên khắp khu vực. Đa số đóng quân tại căn cứ quân sự ở Nhật Bản.

70 chiến đấu cơ F-16 và 10 chiếc cường kích chống tăng A-10 luôn sẵn sàng nghênh chiến.

Ngoài ra, căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam, nổi tiếng là “tàu sân bay vĩnh cửu” của Mỹ sẽ là nơi các máy bay ném bom chiến lược và chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ cất cánh.

Hải quân

img

Triều Tiên hiện là quốc gia có hạm đội tàu ngầm lớn nhất với 70 tàu ngầm tấn công.

Trong số 3 lực lượng chiến đấu chủ lực, hải quân Triều Tiên có quy mô nhỏ nhất. Đáng chú ý nhất trong số này là 70 tàu ngầm tấn công và các tên lửa chống hạm mạnh mẽ có nguồn gốc từ Nga.

Để đề phòng hải quân Triều Tiên, Mỹ hiện vẫn duy trì Hạm đội 7 tại Nhật Bản. Đây là lực lượng chiến đấu trên biển hùng hậu nhất của Mỹ trên thế giới, với 50-70 tàu chiến, tàu ngầm và 20.000 thủy thủ.

Đội tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan với 14 tàu khu trục, tàu tuần dương hộ tống, hiện đang neo tại căn cứ ở Yokosuka, Nhật Bản.

Nếu Triều Tiên nã tên lửa hạt nhân, Mỹ chống đỡ ra sao?

Tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mà Triều Tiên mới công bố, tạo ra mối đe dọa thường...