Một ngày phải cho giá “uống” nước ít nhất là 6 lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng.
Qua tìm hiểu trên Internet, sách hướng dẫn kỹ thuật, cùng ít kinh nghiệm “học lóm” từ cách làm giá của người cô ở TP. Hồ Chí Minh, anh Cường quyết tâm thực hiện ý tưởng. Nhìn thì đơn giản, nhưng khi bắt tay vào, không phải là điều dễ dàng. Từ khi nhặt đậu đến lúc cho ra được những cọng giá, trải qua rất nhiều công đoạn, phải tỉ mẩn và cẩn thận mới làm được, nhất là phải túc trực hằng ngày, hằng giờ.
Sau khi cho đậu xanh vào khạp, dùng mê đệm đậy kín, kẽm gài lại để đậu không rơi ra ngoài.
Giá được cho lên máy sàng làm sạch vỏ đậu, bớt rễ.
Chàng trai 30 tuổi chia sẻ: Có thể dùng khạp hoặc thùng nhựa khoảng 20 lít để ủ giá. Sau 5 ngày với việc ngâm nước vôi, úp khạp, rồi cho giá “uống” nước theo đúng quy trình thì 1,3kg đậu xanh sẽ cho ra 10kg giá. Giá tốt, thời gian bảo quản lâu. Sau khi thu hoạch, các khạp, đệm lót đều được rửa sạch, sát khuẩn bằng vôi, phơi nắng, chuẩn bị cho đợt kế tiếp. Toàn bộ quy trình không sử dụng một chút hóa chất nào.
Nhà anh Cường hiện có 100 khạp, thùng làm giá. Với đà thuận lợi này, tới đây anh Cường sẽ mở rộng sản xuất, cung cấp cho các chợ ở TP. Cà Mau.
Vợ chồng anh Cường chuẩn bị giao giá tận nơi cho các mối lái.
Ngày làm việc của anh Cường bắt đầu từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau, với việc giở giá, sàng giá, vào bọc, rồi giao tận nơi cho các mối lái trong vùng. Mỗi ngày xuất khoảng 200kg với giá 9.000 đồng/kg; trừ chi phí, lãi khoảng 400.000 đồng. Anh Cường cho biết sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, đề xuất địa phương, ngành chức năng kiểm tra và chứng nhận giá sạch, để có điều kiện phát triển mô hình.